[PHẦN 2]HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI YẾN VIỆT NAM: VÌ SAO THƯƠNG MẠI TỔ YẾN BẤP BÊNH?

Đối với nghề nuôi Yến trong nhà hiện tại, việc sử dụng nước để làm mát ngôi nhà, hay tạo ẩm.... đều đã loại chúng ta ra khỏi cuộc chơi Organic hay Bio rồi, vì trong nguồn nước máy chắc chắn có Clo. Nếu chúng ta dùng nguồn nước ngầm mà không qua kiểm nghiệm hàm lượng sắt, chì,... trong nước ngầm thì chúng ta cũng bị đào thải khỏi cuộc chơi tiêu chuẩn chất lượng. Chưa kể chúng ta sử dụng thuốc trừ gián, hóa chất tạo mùi.... hay lượng NH3 do phân thải ra tạo nên hiện tượng Nitrat hóa dẫn đến chất lượng tổ Yến bị nhiễm.... Đã qua rồi thời kì hoang dã của nền nông nghiệp. Chúng ta đang hô hào hiện đại hóa nền nông nghiệp. Tại sao chúng ta không học bài học từ Isael hay Nhật bản, họ đã dùng khoa học để hiểu rõ TẠI SAO VÀ PHẢI LÀM THẾ NÀO? Chúng ta mụ mị trong những giá trị mà cha ông để lại, đó là lập luận của thời sơ khai , nó không còn phù hợp với đà tiến hóa của xã hội. Nó lý giải vì sao con cháu chúng ta cứ mãi ở xứ người mà không có một ý niệm quay về để cống hiến.

VÌ SAO THƯƠNG MẠI TỔ YẾN BẤP BÊNH?

Có ông lớn nào ở Việt Nam đã và đang lên kế hoạch tham gia nghề yến chưa? Như Novaland, Vingruop chẳng hạn hay đơn vị tài chính nào đó?

Hòa nhập chứ không hòa tan

Tôi sinh ra trong gia đình có mẹ là người Triều Châu còn cha là người Kinh . Tôi lớn lên và các ý niệm về nguồn gốc không định hình trong tôi, với tất cả mọi người, tôi là người Việt Nam.

Gia đình tôi bán máy Nông Ngư Cơ từ năm 1960, chỉ duy nhất bà cố là nói tiếng Hoa, đa phần anh em tôi đều theo học tiếng Anh và một số ít học tiếng Nhật.Chúng tôi tiếp nhận và học cách buôn bán của người Hoa, những phương thức kết nối cộng đồng, những chiêu thức thương mại mà họ sử dụng để chống đỡ khi phải đối mặt với những chiêu thức này.

Rồi khi lớn lên tôi làm thuê cho người Nhật ( tôi chỉ biết tiếng Anh, và họ cũng trao đổi tiếng Anh), những giá trị về tinh thần dân tộc, tính kỷ luật, sự chia sẽ, kinh nghiệm sản xuát…Được tôi đúc kết cho mình thành một giá trị riêng. Và cho đến nay, chúng tôi bán hàng cho tất cả các nơi trên thế giới, kể cả Trung Hoa đại lục mà tôi vẫn chưa học được tiếng hoa. Đơn giản là tôi có rất nhiều trợ lý, bạn bè là người hoa nói tiếng Anh.

Tôi chọn cho mình học tiếng Anh vì tôi cảm thấy nó cung cấp cho tôi nhiều dữ liệu, tìm hiểu được các đề tài nghiên cứu, nó giúp tôi giao lưu với tất cả mọi người trên thế giới một cách dễ dàng và thuận tiện. Đơn giản tôi là nhà kinh doanh chứ không phải là nhà ngôn ngữ học.

Chúng ta hòa nhập với thế giới chứ không hòa tan, những giá trị cốt lõi làm nên bản sắc người Việt luôn luôn phải được giữ gìn, trân trọng và phát huy. Chúng ta còn những nét văn hóa chưa phù hợp thì chúng ta sửa, VD: văn hóa xếp hàng, giữ vệ sinh nơi công cộng….Chúng ta sẽ học và nhất định chúng ta sẽ làm được. Trong quá khứ chúng ta phải trả giá cho những bài học về mô hình cải cách ruộng đất, mô hình kinh tế tập trung tại Liên Xô. Cái giá phải trả là không nhỏ, đến nay, dư âm vẫn còn.

Các bạn ạ, ai cũng biết Trung Hoa là quốc gia lớn, ai cũng biết họ đã sử dụng tổ Yến lâu đời. Việc chọn đó là thị trường mục tiêu thì không phải bàn cãi .

Nhưng….Mục tiêu của chúng ta hiện nay là làm sao để bán được tổ Yến giá cao và bền vững. Anh bạn này có đảm bảo cho mục tiêu này không?Chúng ta không thể dựa vào họ để thực hiện mục tiêu mà chúng ta đang muốn vươn tới,vì lịch sử đã chứng minh những gì tôi vừa nêu.Trong tương lai, bên cạnh việc chọn Trung Hoa là thị trường xuất khẩu, chúng ta cần xác định lại giá trị cốt lõi của tổ Yến, sau đó phát triển những giá trị đó lên tầm cao mới bằng sự tích hợp những giá trị mà các quốc gia khác đang có. Mục tiêu làm sao để tổ Yến Việt bán được giá cao và bền vững.

CÁC THÀNH PHẦN TRONG TỔ YẾN

Ví dụ: Bên cạnh những giá trị bổ dưỡng của đông Y (có cả y học cổ truyền Việt Nam và đông y Trung Quốc), chúng ta cần đi tìm những giá trị của tổ Yến trong Tây Y. Nếu muốn đạt được mục tiêu mà chúng ta đang xây dựng, cần có sự kết hợp hài hòa, phải đặt nền tảng đo lường của Tây Y để giới thiệu cho thị trường phương Tây, chứ không thể dùng những giá trị ước lượng của Đông y đem đi giới thiệu cho nền Y học hiện đại. Chúng ta sẽ bị lạc lõng trong thế giới của những giá trị đo lường.

Nếu nói đến quả Gấc, chắc đông Y Trung Hoa không xa lạ gì đối với quả này, nhưng mọi giá trị của Quả Gấc chỉ mới được công nhận và ứng dụng rộng rãi khi các nhà khoa học Việt Nam hợp tác với các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu chuyên sâu về giá trị của quả Gấc và công bố trên các tạp chí khoa học. Quả Gấc Việt đi xa nhờ sự định hướng đúng đắn của những nhà khoa học chân chính, xác định được chiến lược phù hợp để thực hiện việc nghiên cứu chuyên sâu .

Câu hỏi ngược lại, nếu các nhà khoa học Việt Nam chỉ châm châm vào Y học Trung Hoa…. Thì bây giờ có sản phẩm Gấc Việt đi ra thị trường quốc tế không nhỉ?

Chúng ta hòa nhập chứ không hòa tan. Tổ yến Việt, Bản sắc Việt

ÍCH HỢP HAY QUY LUẬT CỦA QUY LUẬT

1- Micheal Porter- Người thầy 1 ngày

Khi còn trẻ, tôi theo học lớp kỹ năng ở trường doanh nhân Pace, trong khóa học đó tôi may mắn được tiếp cận 2 nhà kinh tế lỗi lạc trong 2 lĩnh vực khác nhau, chiến lược cạnh tranh và Marketing, đó là Micheal Porter và Philip Korler.

Trong buổi gặp mặt thần tượng của mình tại Sài Gòn, có rất nhiều thính giả từ chính phủ “Tham gia ké” vì đây không phải là chương trình do chính phủ tổ chức. Suốt buổi chia sẽ, các thính giả hỏi rất nhiều về lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, Ông ta trình bày rất nhiều nội dung xoay quanh vấn đề này. Các báo chí trong nước lúc đó dịch lại nào là Việt Nam là nhà bếp của thế giới…Tuy nhiên điều đó không đúng với bản chất của nội dung trao đổi. Có 1 thuật ngữ “Integrated” được nhắc đến vào năm 2010 còn quá mới mẻ, mọi người không hiểu về nó nên đã bỏ sót, tôi cũng không ngoại lệ, tôi cho thuật ngữ này vào quên lãng cho đến khi, người thứ 2 nhắc lại thuật ngữ này.

2- VQT, người thầy của tích hợp (Integrated)

Ông là người Pháp gốc Việt Nam , ông làm việc tại Viên Pastuer (Pháp). Có 2 bằng tiến sĩ về sinh học và tin học, làm cố vấn cho nhiều chính phủ, hiện nay là chính phủ Nhật.

Tôi gặp ông vào buổi sáng sớm của vùng biên giới Hà Tiên, Ông giản dị trong bộ âu phục và cái khăn rằn quấn ngang cổ, ở ông không có gì nổi bật, chỉ có mỗi cái khăn cũ mèm luôn nằm trên cổ.

Ông hỏi tôi có muốn làm thay đổi cuộc sống của người nghèo không? Ông kể cho tôi nghe các câu chuyện mà người ngoại quốc nói về “Người Việt Nam cũng tốt”. Ông kích thích lòng tự trọng trong tôi, ông dạy tôi nhận ra rằng, chỉ cần có kỹ năng, đam mê sẽ hình thành theo năm tháng….Và tôi theo ông, học nhiều điều từ ông, cái tốt có, cái xấu có.. và tôi như đã nói tôi luôn luôn chọn lọc. Tôi chọn cái tốt nhất của ông để làm hành trang cho mình, đó là Tích hợp ( Integrated).

Khi tiếp cận người thầy thứ 2 nhắc đến Tích hợp , tôi mới hiểu được những gì người thầy Micheal Porter chia sẽ, lợi thế của Việt Nam không phải là nhân công giá rẻ, là nguồn tài nguyên dồi dào, là nhà bếp của thế giới, mà là sự Tích hợp.

Con người Việt Nam vốn đã sáng tạo, nếu không muốn nói là cực kì sáng tạo, nếu chúng ta có phương pháp giáo dục phù hợp, đất nước chúng ta chắc đã tiến xa lắm. Tích hợp lại là đỉnh cao của sự sáng tạo, nó giúp chúng ta tìm ra quy luật của sự phát triển, dựa vào quy luật này, chúng ta tích hợp lại những phát minh của nhân loại làm lợi thế của mình. Tạo nên sức mạnh vượt trội mà những quốc gia sáng tạo thôi không thể sánh kịp.

Năm 2010 chưa thể minh chứng cho điều này, nhưng bây giờ, ngay hôm nay đây, tôi có thể minh chứng cho sức mạnh của học thuyết Tích hợp, Bật thầy của sự sáng tạo.

1-Câu chuyện Apple.

Lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Apple đó là sự tích hợp, chính sự tích hợp giúp Apple luôn tạo ra sự khác biệt mà các đối thủ không thể bắt chước. Nếu ai đó nói rằng Apple dùng sự phát minh làm nền tảng thì không phù hợp. Với Apple, mọi thứ đều có sẳn và chọn thời điểm thích hợp (quy luật) cho mắt sản phẩm tích hợp ấy. Nếu phần nào còn thiếu trong chuỗi giá trị mà Apple muốn thể hiện thì họ mua lại làm đầy chuỗi giá trị của một sản phẩm tích hợp.

2-Câu chuyện Uber.

Với 7 năm ra đời, Uber đã qua đạp đổ đế chế Ford , một doanh nghiệp có 113 năm tồn tại .http://mobile.thesaigontimes.vn/tinbaichitiet/155415/).Chỉ với học thuyết Tích hợp, Uber đặt câu hỏi đúng, đi tìm câu trả lời đúng. Xuất hiện đúng thời điểm theo quy luật của sự phát triển. Uber làm nên lịch sử.

3- Phở Việt Nam.

Có lẻ trường hợp của các nhà hàng Việt Nam tại nước ngoài là hình ảnh tiêu biểu cho học thuyết này.

Giá trị cốt lõi của phở thì không ai bàn cãi, nhưng để tạo nên thế đứng cho phở Việt Nam như ngày hôm nay không phải điều đơn giản. Theo chân các nhà “tị nạn” Việt nam sang các quốc gia phương tây, người Việt Nam mang theo linh hồn của dân tộc đó là Phở, một món ăn truyền thống. Nếu nói đến nhà hàng, món ăn ngon trước đây không ai nghĩ đến Việt Nam, mọi người đều khẳng định không suy nghĩ đó là lợi thế của Trung Quốc. Để tồn tại các chủ nhà hàng Phở Việt tìm phương thức mới để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng phương Tây. Với cách nấu phở truyền thống, họ tích hợp vào giá trị dinh dưỡng thông qua phương pháp đo lường cụ thể. Chính cách tiếp cận mới mẽ này, Phở Việt Nam đi nhanh vào thói quen ẩm thực phương tây và bỏ xa các món noodle có xuất xứ từ Trung Quốc.

http://phovietnv.com/....../gia-tri-dinh-duong-cua-cac......

http://baophunutp.com/luong-calo-trong-1-to-pho/

Với tổ Yến Việt Nam, nếu các bạn cùng suy nghĩ phương thức tiếp cận mới, tìm ra quy luật của sự phát triển, tích hợp vào nó những giá trì phù hợp với xu thế, chắc chắn chúng ta sẽ tìm ra hướng đi bền vững cho ngành Yến Việt Nam. Nếu chỉ với cách nghĩ cũ, phương pháp suy luận cũ, không tiếp nhận sự khác biệt từ xã hội, e rằng chúng ta sẽ phải dẫm lên vết xe đổ của ngành nông nghiệp Việt Nam, khi mà sự quyết định số mệnh của nó đều dựa vào….1 nhóm lợi ích.

VÌ SAO CHÚNG TA BỊ BỎ QUÊN

Tôi sinh ra trong một làng quê nghèo trong một vùng trũng về tri thức của cả nước, vì thế cái nghèo được nhân đôi. Cảm nhận được cái nghèo ở nhiều góc độ khác nhau chắc có lẻ tôi là người có trãi nghiệm nhiều, cũng chính vì lẽ đó nên bà con chòm xóm luôn tặng tôi nhiều món quà nhân dịp gặp họ đầu năm, món quà tặng được lặp đi lặp lại nhiều năm đến mức người nhận nó cũng cảm thấy xấu hổ,

“Có gì làm để thoát nghèo không con?”.

Một món quà không màu, không mùi, không định lượng nhưng sao tôi lại cảm nhận đủ mọi sắc thái : Đen, Nặng, Chua, Cay, Chát và đắng lòng đến lạ…

Rồi tôi đi làm thuê cho một doanh nghiệp Nhật.

Ở Nhật họ có nhiều điều để chúng ta học hỏi, tôi nghĩ vậy và cố gắng tìm cho được một thứ gì đó để làm quà.

Trước khi đầu tư đến một quốc gia nào đó, họ điều tra rất kỹ những lợi thế mà quốc gia đó mang lại cho họ, với Việt Nam họ xác định 2 lĩnh vực đó là nông nghiệp và công nghệ thông tin

Trong nông nghiệp họ lại chia thành nhiều nhóm và họ chọn cây lúa và con Tôm và 2 đối tượng để họ đầu tư chuyên sâu.

Trong công nghệ thông tin, phần mềm và lắp ráp là nội dung họ sẽ đầu tư mạnh.

Trong nông nghiệp hay công nghệ thông tin, nếu mọi thứ phát triển theo như nhận định, bằng chất xúc tác về khoa họa công nghệ hay về vốn thì cuối cùng người dân chúng ta được gì? Có chăng chỉ là mãnh vụn trong miếng bánh phát triển ấy.

Đồng bằng sông cửu long đã thành công trong công cuộc cơ giới hóa nông nghiệp đó là mục tiêu mà chính phủ đề ra, nhưng đã có ai tự hỏi đằng sau sự thịnh vượng ấy là gì? Là những món nợ khổng lồ do trong chuỗi giá trị đó mang lại, chúng ta có góp vào thứ gì đâu mà đòi chia phần tương xứng. Bên cạnh tài sản là đất đai còn có thêm 1 nền tri thức nông nghiệp lạc hậu. Trong toàn chuỗi giá trị mà chỉ cần có 1 chính sách thượng tầng bất ổn, họ rút ra khỏi chuỗi giá trị này thì nền nông nghiệp trồng lúa sụp đổ, vì toàn bộ máy móc thiết bị đều nhập từ Nhật. Tất cả các nhà sản xuất trong nước đều bị tiêu diệt sau trận càn của các tập đoàn Janmar, Kobutar…Chúng ta chấp nhận hòa tan và biến mất. Chỉ cần nhìn thấy toàn cánh đồng đã được cơ giới hóa thì chúng ta đã tự mãn,thành công rồi !

Tôi đến với nghề nuôi Yến trong nhà như 1 định mệnh, một dấu chỉ chăng? Hay đó là sự hoang tưởng trong tâm trạng một kẻ nhận quá nhiều quà mà chưa có gì đền đáp. Trong một đề án về côn trùng, tình cờ trong một tai nạn tôi thấy đàn Yến bay về săn côn trùng rất đông, chúng vờn xung quanh cả mấy ngày sau đó, tìm hiểu trên mạng tôi chưa thấy tài liệu nói về loài côn trùng này làm thức ăn cho chim Yến ( Chưa thấy, chứ không phải không có).

Tôi lấy ý tưởng này bàn với một Dr trong nghành sinh học ( ông ta làm việc tại Viên Pastuer-Pháp), ông bác bỏ và nói nó không nằm trong chiến lược của tập đoàn khi triển khai các lĩnh vực ở Việt Nam.

Không nản chí , tôi tiếp cận với 10 nhà nuôi Yến ở các vùng và đưa vào thử nghiệm, kết quả thật bất ngờ, nó bay được ở độ cao 18m trong nhà Yến.

Sau khi có dữ liệu , tôi lại năn nỉ ông đi miền trung một chuyến, tôi chỉ cần ông đi mục thị một số nhà đã triển khai để có cái nhìn toàn cảnh.

Sau chuyến đi, tôi có tờ trình về Nhật, và 1 lĩnh vực nữa được chấp nhận nghiên cứu và đầu tư tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Một tập đoàn công nghệ trong nước được setup để làm thiết bị quản lý nhà Yến, một phòng thí nghiệm chuyên về côn trùng cho chim Yến ra đời, một công ty chuyên về tư vấn xây dựng nhầ Yến thông minh được thành lập. Một tập đoàn tài chính hỗ trợ để triển khai đề án này. Mọi thứ chỉ diễn ra 06 tháng.

Điều nhiễn nhiên nhưng không phải là sự thật, và chỉ có ở Việt Nam. Một nghề nông nghiệp sạch đã tồn tại trên 10 năm, có số lượng đông đảo (4950-Tài liệu trên mạng , chưa chính xác) phủ khắp từ Thanh Hóa đến Mũi Cà Mau nhưng lại là nghề vô thừa nhận. Tôi hụt hẫng đến nghẹt thở, tôi nhận kiểm điểm và bắt đầu đi vận động để nó được thừa nhận.

Tôi tiếp xúc với chính quyền (Không chính thức ) và được hứa là sẽ cố gắng quy hoạch, Tôi gặp ngân hàng trình bày đề án và nhờ họ tác động….

Rồi một ngày nọ, tôi nhận được thông báo mời họp mặt các chủ nhà Yến để tiến tới thành lập Hiệp Hội Nhà yến …Tôi mừng như vừa trúng Vietlot. Tôi nhờ một anh trong nghề đăng ký giúp 6 người, hôm đó chúng tôi phải đi tham dự với tư cách ủy quyền của các chủ nhà Yến Miền Trung. Vì theo như chủ xị chỉ có chủ nhà Yến mới đủ tư cách.

Hôm đó tôi mang đến 1 tiến sĩ về công nghệ sinh học, 1 cử nhân về côn trùng, 2 thạc sĩ về tự động hóa Scada, 1 thạc sĩ tài chính và 1 Ceo.

Mục tiêu hôm đó đến để nghe về Hiện trạng nghề Yến thế giới và muốn nghe người nuôi Yến nói lên những vướng mắc mà họ gặp phải, chúng tôi đi tìm cái “What” để cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề. Tôi mơn man đến món quà tôi trao cho người dân quê tôi sắp đến gần.

Thật đáng xấu hổ!

HIỆP HỘI NHÀ YẾN VIỆT NAM

Chỉ với 3 cái vòng tròn nghệch ngoạc trên bản đồ ( ai có tham dự đều biết vòng tròn về chủng loài chim Yến phân bổ ) và cái tháp Maslow xằng bậy để nói về nhu cầu tiêu dùng.

Diễn giả lại dùng từ “Tụi Mình “ để gom chung các vị cao niên vào cùng một lứa.

Tôi không biết phải trốn vào chổ nào để đỡ thẹn. Tôi trân trọng ban tổ chức đến mức phải bay đi Đà Nẵng làm giấy ủy quyền cho khách tôi mời đến tham dự để đúng với tinh thần cũng như nội dung mà họ đã thông báo.

Thỉnh thoảng đâu đó nghe nông dân Việt nam chế tạo máy bay, đâu đó nghe nông dân chế tạo tàu ngầm, không biết các bạn có hãnh diện không chứ các anh em sống ở ngoài kia, mỗi lần họ nhắc đến điều này, họ đều phải lấy tay che miệng để tôi không nhìn thấy cái mỉm cười đầy khinh khi và chế nhạo.

Tôi đã vậy đó, món quà chắc sẽ còn xa lắm, khi biết mình không đủ sức, tôi đã dùng mối quan hệ để mong người khác giúp mình, nhưng lần nào tôi cũng mang đến cho họ sự sỉ nhục của một nhà khoa học.

Với tôi, nó rất nhỏ, nhưng các bạn ạ hãy giúp tôi trả món nợ đã nhiều năm… lãi đã chồng lãi nhiều lần…Bao giờ trả nổi

 

THUYẾT ÂM MƯU ??

Mấy ngày nay trên trang Face của một nhóm người đăng dồn dập đăng các đoạn Video về Yến Huyết bị làm giả tại Trung Quốc,

Việc Yến Huyết có thật sự tốt như dân gian miêu tả hay chỉ là cách PR để rút tiền người tiêu dùng vẫn chưa có câu trả lời. Chỉ biết rằng các nhà cung cấp Yến Huyết Việt Nam đang điêu đứng vì 1 chiến dịch có tên " Thuyết âm mưu"

Không chỉ đánh đổ Yến Huyết, mà thông qua đó còn đánh bại các nhà cung cấp Yến khác nếu không đi theo luật chơi mà họ đang áp đặt. Kịch bản sau đó là phải có hiệp hội gì đó chứng thực.....

Chúng ta phải bình tĩnh trước thông tin này, để hóa giải thuyết âm mưu này cần phải làm 3 việc

1- Các nhà sản xuất Yến huyết chân chính cần lên tiếng, hoặc nhờ các nhà khoa học Việt Nam lên tiếng công bố về chất lượng của tổ Yến Huyết. Nếu chưa công bố được giá trị dinh dưỡng cụ thể của Yến Huyết thì ít ra cũng đính chính sản phẩm của chúng ta có nguồn gốc rỏ ràng, không bị quy chụp như những gì mạng TQ đang tái khởi động lại chiến dịch này

2-Cần tìm kiếm một phương thức truy suất nguồn gốc, nhằm kết nối với hệ thống truyền dữ liệu quốc tế để chứng minh sản phẩm chúng ta là sản phẩm sạch

3- Đề nghị chính phủ hỗ trợ việc đăng kí chất lượng sản phẩm đạt chuẩn Organic. Vì chưa đăng kí chất lượng sản phẩm, nên truyền thông dễ nhầm lẫn yến nhà giống như Yến công nghiệp.... bản chất truyền thông là suy diễn mà.

Tại sao Yến huyết giả xuất hiện rầm rộ ngay khi một nhóm người đang ào ào vận động cho một cái hội hoàn toàn mới ...ra đời. Nếu việc làm giả Yến Huyết rồi thông qua đó phủ định luôn giá trị của yến Huyết thật là một chiêu thức thâm độc của kẻ xây dựng thuyết âm mưu này. Mục tiêu để chúng ta lúng túng, bối rối và thiếu bình tĩnh vịn vào cái mốt bao tiêu để chúng ta an toàn. Hãy cẩn trọng, nếu chiến lược này thành công, cho dù có hiệp hội nào đi nữa mà không có chương trình hành động cụ thể thì cũng bị cuốn theo một chiến dịch mà chúng đã vạch sẵn.

Cần lắm những người tâm huyết dương cao ngọn cờ chính nghĩa để cứu lấy một nghề non nớt nhưng đầy tiềm năng. Đừng để chìm vào hố sâu của những trận cuồng về nông sản trong thời gian vừa qua

GIÁ NHƯ ...!

Yến Huyết có thật không?

Yến Huyết có bổ dưỡng không?

Làm sao để chứng minh điều đó?

Tôi có anh bạn làm trong ngành công nghệ thông tin, Trong một chuyến công tác bên Singapo , bà xã anh ta bị an ninh sân bay vặn vẹo đủ điều, nào là đi khi nào về, có mua vé khứ hồi không?... Vì họ nghĩ phụ nữ Việt Nam sang bên đó kinh doanh mại dâm.

Một thực trạng mà báo chí kêu lên nhiều năm qua, ai cũng nghĩ đây là việc của chính phủ, đã có nhà nước lo, không cần bận tâm. Chỉ khi sự việc xảy ra đối với bản thân hay người thân yêu của mình, họ mới thấy đó là điều sỉ nhục và tổn thương vô cùng.

Trở về sau chuyến đi công tác, cậu ta lập ngay một Quỹ khuyến học chỉ dành cho các em gái Miền tây, mục tiêu giúp các em có tri thức, tìm cho mình một công việc xứng đáng. Hiện tại quỹ đã hoạt động hơn 2 năm, (nếu những ai đọc qua những dòng tin này, muốn tham gia quỹ thì cứ liên hệ, tôi sẽ là cầu nối).

Trở lại việc Yến Huyết, cho dù như thế nào chúng ta cần phải có hành động cụ thể cho 3 câu hỏi

1- Yến Huyết có thật không?

2- Yến Huyết có Bổ dưỡng không?

3- Làm sao để chứng minh điều đó?

Nếu chúng ta có 3 câu trả lười rõ ràng, chúng ta sẽ có cách giải quyết vấn đề của Yến Huyết, chúng ta phải có 1 quyết định cho nó tồn tại hay chôn nó vào dĩ vãng.

Nếu nó có thật và bổ dưỡng như dân gian ca tụng sao không xây cho nó một tượng đài, ghi vào dấu chỉ của nhân loại và tìm mọi cách bảo vệ nó nếu có ai đó xâm hại đến uy tín và giá trị của nó.

Nếu nó là một thứ rác rưởi, chúng ta mạnh dạn chôn nó đi đừng để nó tồn tại như một thây ma, để mỗi khi muốn dèm pha chất lượng tổ Yến Việt Nam, họ đem ra trêu cợt đủ trò và dùng những phát ngôn úp mở như kiểu nước mắm vừa qua thì thật tội nghiệp.

Trong vụ nước mắm, những nhà sản xuát chân chính đã mạnh dạn tác động lên chính quyền, vạch trần bộ mặt thật của nhóm lợi ích, đòi lại giá trị cho nước mắm truyền thống. Tại sao những hộ sản xuất nước mắm làm được còn chúng ta thì không? Chúng ta chỉ nêu lên một thực trạng rồi ngao ngán tìm cách né tránh vấn đề một cách hèn nhát.

Khi đi đường gặp phải một viên đá nằm chen lối chúng ta bình thản né tránh, khi đến nơi làm việc chúng ta mới nghe tin con gái chúng ta vừa nhập viện vì cán nhầm viên đá trên lối đi ấy thì cảm giác ân hận cũng đã muộn.

Cho đến bây giờ nền nông nghiệp chúng ta đã chìm dần theo những trần càn phá của nước lớn, đến nỗi mới đây thôi, tiến sĩ Võ Tòng Xuân phải chạy sang Cambodia để học cách trồng lúa.... Nước lớn đã đỡ đầu cho họ.... và chúng ta, nếu không nhận diện đúng bản chất của vấn đề, số phận của nghề Yến sẽ đi theo vết xe đỗ của cây lúa, con tôm, và rồi mãi mãi chúng ta chỉ biết than vãn.... giá như.

Trả lời bài bình luận của Lê Hồ đăng trên trang Hiệp Hội Yến Sào Việt Nam

" Hướng phát triển thức ăn cho chim yến là hướng đi theo dạng chăn nuôi gà công nghiệp mình k phản đối nhưng k ủng hộ vì bản sắc yến việt là sản phẩm tự nhiên không can thiệp thức ăn nước uống... lâu dài chắc có lẻ phân chia 2 dòng sản phẩm : yến nuôi công nghiệp ( giống như indo , mã lai ... ) và yến khai thác tự nhiên ( như yến đảo ,yến nhà : ta chỉ làm nhà cho chim yến thuê và thu lại lại tiền nhà bằng tổ của chúng mà thôi ha ha ha ."

Tôi phản đối

Có thể chúng ta hiểu sai về cung cấp thức ăn, xin phép được nêu lên bản chất của việc cung cấp thức ăn. Về hình thức là giống nhau, việc cung cấp thức ăn cho 1 loài vật nào đó đều có sự tác động của con người, nhưng nội dung thì hoàn toàn khác. Chúng ta chỉ cung cấp thức ăn thuộc dạng côn trùng (organic) về bản chất không làm thay đổi bản sắc của vật nuôi theo tiêu chuẩn organic. Xin đừng đồng hóa hình thức và nội dung nhằm cổ súy cho một lập luận thiếu cơ sở khoa học. Chẳng lẻ nạn phá rừng tràn lan trên cả nước đang xảy ra, mà chúng ta chỉ đứng nhìn thiên nhiên tự hồi phục sao? Hay là chúng ta phải can thiệp để tự nhiên được khôi phục về nguyên trạng. Chẳng lẻ vì bảo vệ " bản sắc" của người việt mà chúng ta để các em bé chết rét trong mùa đông sao? Với tôi đó không phải là "Bản Sắc Việt". Cho dù nhằm mục đích gì thì việc bảo vệ sự tồn vong của một giống loài vẫn là trên hết. Đó mới là tính nhân văn của con người, của một dân tộc. Khi chúng ta phát triển nghề Yến, câu hỏi đặt ra là thức ăn cho chúng có phát triển đi đôi với số lượng nhà Yến không? Nếu câu trả lời là không thì đâu là giải pháp? Nếu việc cung cấp thức ăn là cần thiết thì tại sao không lấy đây là mục tiêu? Việc nghiên cứu loại thức ăn nào nhằm bảo tồn được giá trị của tổ YẾN là cần thiết. Xin đừng vì cách nghĩ chủ quan, không có cơ sở khoa khọc mà giết chết những chú chim bị rét vào mùa đông (Bắc Hải Vân), làm kiệt quệ một ngành nghề mới vừa nhen nhóm. Nếu quy luật bắt chúng ta phải phát triển thì chúng ta phải tuân theo quy luật này. Nếu không nắm bắt quy luật, chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau và rồi khi con cháu chúng ta lớn lên, chúng nói gì về những nhận xét của cha ông đã để lại một di sản nghèo đói và kiệt quệ cho chúng. Tôi phê phán những nhận xét thiếu khoa học và mang tính ngụy biện. Nhưng tôi chấp nhận sự khác biệt. Nếu các bạn cảm thấy mình bảo tồn được yến tự nhiên và phát triển được với cách suy nghĩ ấy thì tôi chịu. Nhưng xin thưa rằng, tôi sẽ chứng minh Yến quý vị nuôi trong các ngôi nhà được xem là tự nhiên ấy đầy rẫy những rủi ro và không đạt tiêu chuẩn Organic. Tôi sẽ chứng minh, blacktiger.bio@gmail.com

 

Organic, Bio hay không gì cả.!

Tôi tham gia trong một đề án về thủy sản, trách nhiệm chính là kết nối các nhà chế biến thủy sản Việt Nam với tập đoàn bán lẻ của Nhật, nhằm đưa con tôm Việt Nam ra thị trường quốc tế theo các tiêu chuẩn , Organic, Bio , và Tôm sạch không tiêm chích tạp chất.

Bắt đầu với tiêu chuẩn Organic

Theo lời kể của các đối tác, chúng tôi tìm đến những khu rừng Cà mau và Kiên Giang, với cảnh hoang sơ của vùng nguyên liệu làm tôi rất tự tin cho sản phẩm được đánh giá có cơ hội đạt chuẩn Organic. Sau 2 cuộc khảo sát của các chuyên gia quốc tế, họ từ chối tiếp tục cung cấp chứng nhận Organic vì trong vùng nguyên liệu có những ngôi nhà canh giữ, họ nhìn thấy những tuyp kem đánh răng và bao bột giặt thải ra bên ngoài, bên cạnh đó nhà xí tự nhiên cũng được tìm thấy...... Kết thúc một giấc mơ.

Tiêu Chuẩn Bio

Tôi trở về Hà tiên, trong các khu rừng ngập mặn người ta nuôi tôm hoàn toàn tự nhiên, không cho ăn thức ăn, một số cung cấp thức ăn bằng cá tươi hay hến. Về cơ bản có thể được công nhận đây là sản phẩm Bio.

Các chuyên gia lại vào cuộc, qua chuyến khảo sát, họ phát hiện người dân dùng Caco3 để xử lý ao nuôi, bón phân Ure để gây màu nước....Chất lượng Bio cũng tan thành mây khói....

Các bạn ạ, chúng ta cứ nghĩ và đưa ra nhận định chủ quan trong những vấn đề thuộc cảm xúc thì rất phù hợp. Không thể nhận định một vấn đề hiện thực khách quan bằng cảm tình. Vì điều đó dẫn đến đè bẹp những khám phá mới mẽ vốn dĩ nó là quy luật của sự phát triển .

Đối với nghề nuôi Yến trong nhà hiện tại, việc sử dụng nước để làm mát ngôi nhà, hay tạo ẩm.... đều đã loại chúng ta ra khỏi cuộc chơi Organic hay Bio rồi, vì trong nguồn nước máy chắc chắn có Clo. Nếu chúng ta dùng nguồn nước ngầm mà không qua kiểm nghiệm hàm lượng sắt, chì,... trong nước ngầm thì chúng ta cũng bị đào thải khỏi cuộc chơi tiêu chuẩn chất lượng.

Chưa kể chúng ta sử dụng thuốc trừ gián, hóa chất tạo mùi.... hay lượng NH3 do phân thải ra tạo nên hiện tượng Nitrat hóa dẫn đến chất lượng tổ Yến bị nhiễm....

Đã qua rồi thời kì hoang dã của nền nông nghiệp. Chúng ta đang hô hào hiện đại hóa nền nông nghiệp. Tại sao chúng ta không học bài học từ Isael hay Nhật bản, họ đã dùng khoa học để hiểu rõ TẠI SAO VÀ PHẢI LÀM THẾ NÀO? Chúng ta mụ mị trong những giá trị mà cha ông để lại, đó là lập luận của thời sơ khai , nó không còn phù hợp với đà tiến hóa của xã hội. Nó lý giải vì sao con cháu chúng ta cứ mãi ở xứ người mà không có một ý niệm quay về để cống hiến.

Bảo tồn những giá trị tự nhiên phải đến từ 2 cái nhìn cụ thể? Bảo tồn nhằm mục đích gì ? Và bảo tồn như thế nào?

Trong khi là một quốc gia nông nghiệp mà chúng chỉ dám ăn những con gà, con cá... đến từ các quốc gia phát triển. Chúng ta mơ về một giá trị mơ hồ nào đó mà không nhằm mục tiêu nào cả, chỉ thỏa mãn cái chúng ta muốn nói, nhưng nó sáo rỗng và lạc lõng. Chẳng có một giá trị gì để tham chiếu, để mọi người chấp nhận. Chúng ta hô hào bảo vệ tự nhiên đến nỗi hàng ngày chúng ta phải lao vào các siêu thị do người nước ngoài làm chủ, để trả cho họ công đóng dấu vào sản phẩm do họ cung cấp. Tại sao?

Tại vì chúng ta chỉ đi theo những giá trị mơ hồ mà không xây dựng một chiến lược cụ thể, chúng ta không xem xét đến khía cạnh khách quan của quy luật.

Nếu phản đối việc đưa thức ăn vào con cá tra cá ba sa, thì giờ dây chúng ta đã chết chìm trong cái lý luận sai lầm đấy. Rất may cho ĐBSCL, các nhà khoa học đã biết được quy luật của quy luật ( rule of rule ) họ đã vào cuộc giúp người dân xây dựng 2 quy trình nuôi, một đạt tiêu chuẩn sạch ISO và một đạt Bio. Chính điều này mới đưa Việt Nam lên đỉnh cao trong việc xuất khẩu cá tra ra thế giới.

May mắn cho con Tôm Việt Nam, sau những va vấp ban đầu, người Nhật đã chấp nhận một mô hình nuôi tôm trong nhà kín bằng công nghệ hiện đại làm giá trị mới chống lại vấn nạn tôm bơm tạp chất không rõ nguồn gốc.

Trở lại nghề nuôi Yến, nếu chúng ta không tỉnh táo để nhìn nhận hiện trạng và tìm ra hướng đi cho nó, thì một ngày không xa, ngay cả con cháu chúng ta phải mua tổ Yến từ malaixia hay Indonexia về dùng, vì sản phẩm của họ được chứng nhận Organic hay Bio bằng các tổ chức đánh giá tiêu chuẩn quốc tế. Đến khi đó, chúng ta, những nhà nuôi yến trong nước, cầm tổ Yến chạy khắp nhân gian gào thét lên rằng tổ Yến tôi tự nhiên sao không ai chịu mua hết. Tại sao? Tại vì chúng ta chỉ nói theo ngôn ngữ mà chúng ta hiểu, chúng ta như một phần bị bỏ lại của trái đất trong xu thế phát triển. Chúng ta có muốn vậy không?

Phát triển hay tự diệt?

Cá Tra cá Basa là đặc sản vùng sông nước Mêkong, tập trung nhiều nhất ở ĐBSCL của nước ta. Đây là loài thủy sản đã gây nên cuộc chiến thương mại giữa Việt Nam và Mỹ. Qua cuộc chiến pháp lý này, cả thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn, tại Châu Đốc An Giang, một tượng đài cá Tra được dựng nên bên cạnh dòng cửu long hiền hòa như ghi nhận sự đóng góp của chúng cho con người vùng đất này nói riêng, và Việt Nam chúng ta nói chung.

Những thành tựu có được hôm nay nhờ đâu?

Chính quyền đã sáng suốt nhìn ra được nguy cơ tuyệt chủng loài cá này. Bản thân họ hiểu rất rỏ người bạn phương bắc của chúng muốn gì và sẽ làm gì trong mộng ước bá quyền của họ.

Một chiến lược phát triển loài cá này được lập ra, họ, các nhà quản lý đặt ra câu hỏi.

Phát triển loài cá này hay để chúng bị tuyệt chủng?

Nếu muốn phát triển chúng thì phải làm thế nào?

Đâu là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong chiến lược này?

Chủ tịch tỉnh thời bấy giờ là Nguyễn Minh Nhị, người lãnh đạo nông dân miền tây thứ thiệt. Ông mời gọi các nhà khoa học tham gia trong chiến lược này.

Sau những nghiên cứu đánh giá, con giống là yếu tố quan trọng để thành công cho chiến lược nuôi công nghiệp loài cá này.

Trong tự nhiên loài cá này sinh sản ở hồ Tonle Sap (Biển hồ-Cambodia), theo dòng nước vào mùa lũ chúng sẽ nở thành cá con và trôi về hạ lưu. Đây là tập tính hoàn toàn tự nhiên. Việc sinh sản nhân tạo gặp nhiều khó khăn ban đầu.

Trong sứ mệnh lịch sử này, ngoài công lao to lớn của trường đại học Cần Thơ còn có sự đóng góp của 2 nhà khoa học đến từ Pháp, cho đến nay, tài liệu trong nước chưa thấy đề cập đến họ (cũng hơi buồn khi bạn bè quốc tế nhắc đến điều này. Tôi chỉ biết cúi đầu xin lỗi)

Lịch sử chứng minh, ngày đó, nếu chính sách của chính quyền không đột phá, không quyết liệt thì có lẻ, con cá tra đã không còn tồn tại . Hiện nay, 2 từ "Lũ Về" đã lùi về quá khứ khi các đập thủy điện do các bạn phương bắc chắn ngang. Nước còn không có thì có đâu cá trong tự nhiên nhỉ ? Một quyết định lịch sử, con cháu vùng sông nước sẽ ghi ơn các vị đã có những cống hiến to lớn giúp bảo vệ được giống loài mà theo quy luật nó sẽ bị tuyệt chủng khi chúng ta có vài bất đồng với anh hàng xóm phương bắc.

Trở lại hiện trạng nghề Yến hôm nay, nếu chúng ta không muốn bị tự diệt bằng những phát ngôn thiếu khoa học thì hãy xem con cá Tra là một điển hình.

Theo điều tra của chúng tôi (trong hệ thống 61 ngôi nhà ), có được 10% thành công , 60% nằm dưới điểm hòa vốn 30% thất bại hoàn toàn.

Nguyên nhân của 90% kia chỉ gói gọn ở 2 yếu tố thức ăn và và quản lý môi trường sống (Đó là kết luận nội bộ của chúng tôi, 2 vị Dr đến từ viện Pastuer Pháp và một đợt khảo sát thực tế trong các ngôi nhà trong hệ thống cả nước, tham khảo tài liệu của chuyên gia trong nước và tài liệu nghiên cứu về côn trùng của trường đại học nổi tiếng của Đan mạch).

Nhà Yến sẽ phát triển đây là quy luật không thể cưỡng lại, và số lượng côn trùng ngày càng cạn kiệt cũng là quy luật .Nếu chúng ta hô hào cho việc để những đứa con (chim Yến ) chúng ta sinh ra phải tự sinh tự diệt theo quy luật thì đến một ngày nào đó cũng theo quy luật tự nhiên, chúng sẽ di cư sang những quốc gia bên cạnh có thức ăn dồi dào và có sự giúp sức của con người giúp chúng tồn tại và sinh sôi nẩy nở. Rồi cũng theo quy luật tự nhiên, con cháu chúng ta cũng sẽ tìm mua tổ Yến từ các quốc gia này.

Hãy xem sự mặc kệ ( tự nhiên) của chúng ta, mà con cháu sinh ra phải đi du học xứ người và rồi cúng theo quy luật tự nhiên chúng chọn ở lại môi trường sống phù hợp với chúng, được xã hội nơi chúng sống xây dựng một tiêu chuẩn phù hợp (luật pháp) và rồi chúng cũng mặc kệ ông bà, cha mẹ, anh chị còn ở lại vất vưỡng trên mãnh đất đã vắt kiệt sức để nuôi chúng lớn...Con người là động vật có cảm xúc, còn đối xử với thái độ mặc kệ như vậy thì làm sao Chim Yến lại phải mơ về cố quốc, nơi một thời cưu mang chúng trong những ngôi nhà đầy dẫy NH3 và thiếu thốn trăm bề.

Một ngày không xa, đứng trên những nóc nhà hoang vắng, chúng ta hướng về đâu đó và cất tiềng gọi , Chim ơi....ơi ...ơ...ơ !

Nguồn: Tôm Sú

[PHẦN 1] HIỆN TRẠNG NGHỀ YẾN VIỆT NAM: VÌ SAO THƯƠNG MẠI BẤP BÊNH?