HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI YẾN VIỆT NAM VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ BÀI TOÁN NGUỒN NHÂN LỰC THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Một khi Hiệp hội Yến Sào ra đời, mong rằng ban tổ chức có những đề nghị chính phủ hỗ trợ đúng mức để các ngành phụ trợ cho nghề nuôi Yến được vươn xa như khát vọng của các thành viên sáng lập hội.

Nền công nghiệp phụ trợ nghề nuôi yến Việt Nam

Một ngành nghề muốn phát triển một cách bền vững phải có sự phân công lao động một cách chuyên nghiệp, chính sự phân công này đã giúp chọn lọc những thành phần ưu tú, có những lợi thế cạnh tranh vượt trội đóng góp vào chuỗi phát triển chung của ngành.

Hàn Quốc là quốc gia có hoàn cảnh gần giống với VN nhất, từ con số 0 vào những năm 1970, sau hơn 40 năm, ngành công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc đã giữ vững vị trí dẫn đầu ngành công nghiệp đóng tàu trên thế giới. Để có được thành công như hôm nay, ngay từ khi khởi động Huyndai đã ý thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ, các công ty con trong các lĩnh vực như thép, sơn, động cơ thủy....đã được Huyndai phát triển đồng bộ. Mặc dù bị cạnh tranh khốc liệt bởi anh hàng xóm Trung Quốc nhưng chính những công ty phụ trợ đã giúp Hàn Quốc có được những lợi thế cạnh tranh vững chắc mà khó có quốc gia nào sánh kịp

Bài học cho Việt Nam vào những năm 2004, Chính phủ đã chọn ngành công nghiệp đóng tàu là ngành công nghiệp mũi nhọn, với lợi thế nhân công giá rẻ, Việt Nam đã tự tin bước vào sân chơi quốc tế. Sau 4 năm phát triển rầm rộ, Vinashin phải ngậm ngùi nói lời chia tay giấc mộng vươn xa với những khoản nợ khổng lồ hiện tại. Nguyên nhân sâu xa do không thể cạnh tranh nổi với các công ty quốc tế do phải nhập khẩu quá nhiều nguyên vật liệu. Những lợi thế ban đầu không còn tác dụng nữa.

NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGHỀ NUÔI YẾN VÀ BÀI TOÁN NGUỒN NHÂN LỰC THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Trở lại ngành nuôi Yến trong nhà của Việt Nam, những lợi thế mà chúng ta đang có hôm nay sẽ không còn là lợi thế, những giá trị cơ bản về thiên nhiên, về nhân lực sẽ cân bằng theo đúng quy luật của nó. Cơ cấu giá sẽ phải được cân nhắc trong 10 năm tới đây. Khi mà các yếu tố khác không thể thay đổi thì các lĩnh vực như: Xây dựng nhà Yến, vật liệu xây dựng, kỹ thuật thi công, thiết bị…phải được tính đến. Khi mà biên độ về giá bị thu hẹp thì các lợi thế của ngành phụ trợ của nghề Yến sẽ được tính đến. Chúng ta luôn có cái nhìn rất ngắn, ngắn đến nỗi một đạo luật vừa được phê duyệt chưa ráo mực thì nó đã trở nên lạc hậu khi có các văn bản hướng dẫn thi hành.

Chúng ta luôn thiếu những nhà hoạch định chiến lược đủ tầm để giúp những ngành nghề phát triển một cách bền vững. Một khi nghề Yến đã trở nên một nghề của xã hội thì e rằng nghề nuôi Yến trong nhà lại một lần nữa phải chạy qua Cambodia để học hỏi như câu chuyện cây lúa của ĐBSCL.

Một khi hiệp hội Yến Sào ra đời, mong rằng ban tổ chức có những đề nghị chính phủ hỗ trợ đúng mức để các ngành phụ trợ cho nghề nuôi Yến được vươn xa như khát vọng của các thành viên sáng lập hội.

Nguồn: Tôm Sú

Ps: Sau loạt bài về HIỆN TRẠNG nghề yến sẽ nối tiếp là loạt bài về GIẢI PHÁP nghề nuôi yến trong nhà, các bạn đón đọc nhé! 

(Giải pháp nghề nuôi yến trong nhà. Kỹ thuật nghề yến - Quản lý nhà yến thông minh)