LẠI THÊM THUYẾT ÂM MƯU VỀ HIỆN TƯỢNG NHIỄM CÚM H5N1 TỪ TỔ YẾN

Mới đây xuất hiện một trang Facebook trong nước đưa tin về hiện tượng nhiễm cúm H5N1 từ tổ Yến,chính từ thông tin này đưa đến việc cấm nhập khẩu tổ Yến từ Malaixia vào China

 

Mới đây xuất hiện một trang Facebook trong nước đưa tin về hiện tượng nhiễm cúm H5N1 từ tổ Yến, chính từ thông tin này đưa đến việc cấm nhập khẩu tổ Yến từ Malaysia vào China.

Trích dẫn nguồn từ China

http://www.chinapress.com.my/....../%E4%B8%AD%E5%9C....../

Nguồn từ Việt Nam: https://www.facebook.com/groups/1441685315861153/?fref=ts

Chúng ta đã biết rất rỏ những gì báo chí China đưa ra hoàn toàn không đáng tin cậy. Nó chỉ là Data mang tính tham khảo để đánh giá tác động về hiệu ứng đám đông và mưu đồ chính trị. Hệ quả của việc làm này là gì? chúng ta phải làm gì để chống đỡ. Nếu chúng ta có đầy đủ data thì đôi khi đây cũng chỉ là một trong những tin lá cải được phát đi từ China.

Nhưng tại sao trang Facebook trong nước lại nhanh nhảu đưa lên thông tin này ? Những nhận định về bài báo từ trang này giống như lời đe dọa hơn là sự chia sẽ vô tư . Các bạn hãy phân tích kỹ dòng cuối đầy mâu thuẫn để đủ tỉnh táo đối phó với thông tin này nhé !

": ..Bài học? ko thể ko chơi với anh TQ, chơi với 1 mình anh TQ thì chết giờ nào cũng ko biết! Giữ gia đình hạnh phúc thì phải chung tình, kinh doanh thì ko bỏ tất cả trứng vào 1 rổ?"

Riêng tôi, chúng ta sẽ đối phó với anh láng giềng bằng các luận cứ khoa học ,được chứng minh bằng các công bố khoa học hàng đầu thế giới . Con đường duy nhất để thoát khỏi anh bạn láng giềng này là tổ chức lại sản xuất, truy suất nguồn gốc sản phẩm , đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết hợp với các trường đại học danh tiếng để công bố chính thức công dụng của tổ Yến đối với sức khỏe con người .

Các nhà khoa học Nhật Bản chiết xuất protein từ tổ yến để thực hiện vô hiệu hóa sự nhiễm trùng của tế bào MDCK từ các vi-rút cúm và ức chế sự kết tinh hemaglutination của virut cúm đến hồng cầu. Nhờ phương pháp sắc ký lỏng đã tìm ra được các phân tử chính của axit sialic trong EBN là axit N-acetylneuraminic. Từ kết quả hày họ đưa ra một kết luận “tổ yến là một nguồn tự nhiên an toàn và có giá trị để phòng ngừa vi-rút cúm A”. (Nguồn: Guo CT 1 , Takahashi T , Bukawa W , Takahashi N , Yagi H , Kato K , Hidari KI , Miyamoto D , Suzuki T, khoa Hóa sinh, Đại học Shizuoka, Trường Khoa học Dược và Chương trình COE trong thế kỷ 21, Suruga-ku, Shizuoka 422-8526, Nhật Bản

( link: http://www.sciencedirect.com/....../pii/S0166354206000581)

Nghiên cứu này cũng trùng hợp với kết quả mới công bố 1/2017 của Trường Davis of Gerontology, Đại học Nam California, Los Angeles, Đại học Rockefeller, New York, NY 10065, USA .

Và cũng trùng hợp với kết quả nghiên cứu Viện Miễn dịch Thực nghiệm, Bệnh viện Đại học Zürich- Thụy Sĩ; Trung tâm Sinh học Thực nghiệm, Phòng Sinh học và Sinh học Phân tử, Đại học Nam Đan Mạch, Odense, Đan Mạch

Glyconutrients khác được tìm thấy trong tổ chim yến bao gồm 7.2% N

acetylgalactosamine (galNAc), 5,3% N-Acetylglucosamine (glcNAc), 16,9% galactose và 0,7% fucose

(Nguồn: Dhawan, S., & Kuhad, R. C. (2002). Effect of amino acids and vitamins on laccase production by the bird's nest fungus Cyathus bulleri. Bioresource Technology, 2002)

Tóm lại , chỉ với bài báo lá cải mà China đã làm điêu đứng nghề nuôi Yến của Malaysia, làm lo âu cho một nghề mới manh nha phát triển tại Việt Nam thì có vẻ khinh thường người Việt Nam. Làm điều thị phi nhằm bắt người khác thuần phục thì không thể thành công nếu chúng ta biết đoàn kết.

Gửi niềm tin cho HHYSVN, chúng tôi đứng bên cạnh các bạn !

Tham khảo

1- Mỹ

http://www.sciencedirect.com/....../pii/S0378874116301283

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3292797/

(Trường Davis of Gerontology, Đại học Nam California, Los Angeles, Đại học Rockefeller, New York, NY 10065, USA)

2-Nhật

Nghiên cứu về thuốc kháng virut từ yến

(http://www.sciencedirect.com/....../pii/S0166354206000581)

• Department of Biochemistry, University of Shizuoka, School of Pharmaceutical Sciences and COE Program in the 21st century, Suruga-ku, Shizuoka 422-8526, Japan

• b Institute of Bioengineering, Zhejiang Academy of Medical Sciences, 182 Tianmushan Road, Hangzhou 310013, PR China

• c CREST, Japan Science and Technology Agency, Saitama 332-0012, Japan

• d Combi Corporation, Functional Foods Div. 5-2-39 Nishibori, Sakura-ku, Saitama-shi, Saitama 338-0832, Japan

• e Faculty of Pharmaceutical Sciences, Nagoya City University, Nagoya 467-8601, Japan

Received 4 November 2005, Accepted 7 February 2006, Available online 3 March 2006

1-China

Bài nghiên cưu chúng minh tổ yến chưa chất kháng virut cúm A của tạp chí trung quốc, 2017

(link: https://bmccomplementalternmed.biomedcentral.com/......)

3- Hồng Kong

(https://www.researchgate.net/....../272683219......)

Phòng Khoa học Đời sống và Trung tâm Y học Trung Quốc, Đại học Hồng Kông Khoa học và Công nghệ, Đường Clear Water Bay, Hồng Kông, Trung Quốc B Đại học Hanshan Normal, Triều Châu, Quảng Đông 521041, Trung Quốc

4- China

Bài nghiên cưu chúng minh tổ yến chưa chất kháng virut cúm A của tạp chí trung quốc, 2017

(link: https://bmccomplementalternmed.biomedcentral.com/......)

Ứng dụng của Tổ yến trong trong chữa bệnh ung thư vì, mới được công bố 2016:

- các loại thuốc trị liệu hóa học sẽ phá huỷ ngay cả những tế bào khỏe mạnh, và một số tác dụng phụ có thể xảy ra, dẫn đến tổn thương cơ nhiều cũng như giảm miễn dịch. Những phản ứng phụ này không có lợi cho điều trị khối u tiếp theo ( nghiên cứ này dung cyclophosphamide làm chất hóa trị liệu ung thư)

- Tổ yến làm giảm đáng kể tổn thương miễn dịch đường ruột do CY. Các cơ chế cơ bản là tổ yến tham gia vào sự gia tăng và kích hoạt các tế bào B và sự tiết ra các kháng thể của tế bào. Kết quả cho thấy cơ thể hấp thụ tổ yến trong 30 ngày có thể làm giảm sự ức chế miễn dịch đường ruột do hóa trị liệu.

( tổ yến của thí nghiệm là tổ chim yến ở khánh hòa, bài báo được đăng tải lên web ui tín về sinh học nhất hiện hiện nay "NCBI"').

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4727516/

( bài viết đang được dịch sang tiếng Việt để các bạn cùng tham khảo )

Cơ chế ức chế virus cúm của tổ Yến

BÀI VIẾT LÀ TÀI LIỆU TÍCH HỢP TỪ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC UY TÍN TRÊN THẾ GIỚI ( Kim Hường )

VÌ SAO CHIM YẾN KHÔNG BỊ BỆNH CÚM A (H1N1, H5N1 VÀ H7N9)

I Cơ chế xâp nhậm gây bệnh của virut cúm

Virus cúm có 2 glycoprotein bề mặt, một hemagglutinin và một neuraminidase, cũng là kháng nguyên định chủng virus.

Hình 1. Cơ chế tấn công vào cơ thể của virut cúm ( Xem ảnh đính kèm )

(Nguồn: Florian Krammer & Peter Palese, “Advances in the development of influenza virus vaccines”, Nature Reviews Drug Discovery 14, 167–182 (2015) doi:10.1038/nrd4529)

Ø Kháng nguyên bề mặt NA (Neurominidase)

Protein neurominidase còn gọi là sialidase, là một protein enzyme có bản chất là glycoprotein được gắn trên bề mặt capsid của virus cúm, mang tính kháng nguyên đặc trưng theo từng phân typee NA. Protein NA có vai trò là một enzyme cắt đứt liên kết giữa gốc sialic acid của màng tế bào nhiễm với phân tử cacbonhydrate của protein HA (sau khi HA kết dính vào bề mặt của tế bào nhiễm) giải phóng hạt virus ra khỏi màng tế bào nhiễm, đẩy nhanh sự lây nhiễm của virus trong cơ thể vật chủ, và ngăn cản sự tập hợp của các hạt virus mới trên màng tế bào.

Hemagglutinin là phân tử gắn vào thụ thể sialic acid, điều hoà sự xâm nhập của virus vào tế bào đích. Các virion mới được hình thành bằng cách nảy chồi trên bề mặt tế bào. Neuraminidase cắt gốc sialic acid tận cùng khỏi bán đơn vị carbohydrate trên bề mặt tế bào ký chủ và vỏ virus, từ đó thúc đẩy phóng thích virus mới ra khỏi tế bào

Hình 2. Cơ chế cắt của Neuraminidase ( Xem ảnh đính kèm )

(http://www.oryza.co.jp/....../CATALOGUE%20BIRD'S......)

II- Cơ chế chống vi rut của các hợp chất chiết xuất từ tổ yến

Hình 3 : Cơ chế ức chế virut cúm ( Xem ảnh đính kèm )

Các chất đóng vai trò là chất ức chế hoạt động của enzyme neurominidase của vi rut cúm làm chúng không thể nhân lên trong cơ thể vật chủ được tìm thấy rất nhiều trong tổ chim yến là: N-Acetylneuraminic acid (PubChem CID: 445063); N-Glycolneuraminic acid (PubChem CID: 123802); Thymol-β-d-Glucopyranoside (PubChem CID: 88687); 5−N-acetyl-9−O-Acetylneuraminic acid; 5-N-acetyl-8, 9-di-O-Acetylneuraminic acid; 5−Neu2,4,7,8,9 Ac6 (Nguồn: Amin Haghania and et., “In vitro and in vivo mechanism of immunomodulatory and antiviral activity of Edible Bird's Nest (EBN) against influenza A virus (IAV) infection”, Journal of Ethnopharmacology, Volume 185, 5 June 2016, Pages 327–340,

Link http://www.sciencedirect.com/....../pii/S0378874116301283 );

Và 4,8-Anhydro-N-acetylneuraminic acid (Nguồn:Vince POZSGAY and et. , “ 4,8-Anhydro-N-acetylneuraminic acid Isolation from edible bird's nest and structure determination”, Eur. J. Biochem. Volum 162,445 -450 (1987 )

Link: http://onlinelibrary.wiley.com/....../j.1432-1033....../pdf ).

Hình 4. Cấu trúc của N-acetylneuraminic acid (A), vị trí của Sialic acid trong tế tào (B)( Xem ảnh đính kèm )

III . Các axit sialic từ tổ yến ức chế virut cúm - Mô hình thí nghiệm Amin Haghania và cộng sự, 2016

Hình 5. Mô hình thí nghiệm Amin Haghania và cộng sự (Amin Haghania and et, 2016)( Xem ảnh đính kèm )

Kết quả mô hình thí nghiệm invitro và invivo được kết luận nhưu sau: “ Tổ chim yến cho ức chế neuraminidase cao cả trong ống nghiệm và trong cơ thể, có hiệu quả như Oseltamivir phosphate (thuốc kháng virus để trị cúm A/H1N1)”. Ngoài ra, EBN đã giảm số bản sao NS1 (p <0,05) của virut cùng với hiệu quả điều hòa miễn dịch chống lại IAV. Một số thay đổi miễn dịch trong quá trình điều trị IAV với EBN bao gồm tăng IFNγ, TNFα, NFκB, IL2, một số cytokine tiền viêm như IL1β, IL6 và cytokine với các tính chất quy định như IL10, IL27, IL12, CCL2 và IL4 phụ thuộc vào giai đoạn của nhiễm trùng. Tổ yến từ Gua Madai chứa axit sialic acetyl hóa nhiều hơn (Neu2,4,7,8,9 Ac6) cho thấy hoạt tính kháng virus cao hơn. Từ nghiên cứu cơ chế tác động ức chế virut cúm này các nhà khoa học khẳng định lại phương pháp phòng và chữa bệnh cùm từ tổ chim yến trong y học truyền là một phương pháp điều trị bệnh cúm là hoàn toàn chính xác (Amin Haghani, University of Southern Califor... , Los Angeles, 2016).

(Linh: http://www.sciencedirect.com/....../pii/S0378874116301283)

Nguồn: TÔM SÚ