TỔNG HỢP HÌNH ẢNH NGHỀ NUÔI YẾN PHẦN 3
Nghề nuôi chim yến với mục đích bảo tồn, phát triển và thương mại là một hoạt động sản xuất đã xuất hiện lẻ tẻ từ năm 2004 ở một số tỉnh Nam bộ. Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây, nghề yến đã phát triển khá mạnh và với nhiều loại hình và quy mô khác nhau. Tiếp theo phần 1&2, chúng tôi xin trình bày tiếp loạt bài về hình ảnh nghề nuôi yến
Hình ảnh mô tả quá trình xây dựng và phát triển nhà yến là rất cần thiết cho những ai bắt đầu tham gia nghề này, nó là tư liệu để tham khảo, để áp dụng làm có chọn lọc theo điều kiện thực tế của mình và địa phương mình. Những hình ảnh này cũng nhằm cung cấp cho những ai làm đề tài hay dự án về phát triển nghề nuôi yến tham khảo.
Chống nóng tường 10 cm có hai cách chính là chống nóng bên trong và chống nóng bên ngoài. Ban ngày tường sẽ hấp thụ nhiệt và lan tỏa nhiệt vào bên trong nhà yến; vì vậy chống nóng bên ngoài sẽ hiệu quả hơn chống nóng bên trong, tuy nhiên chống nóng bên trong vẫn mang lại hiệu quả ở mức nhất định.
‐ Chống nóng bên trong: bằng xốp 10 cm bên trong và ốp thêm tấp cemboard hoặc vậy liệu thay thế khác.
‐ Chống nóng bên ngoài có nhiều cách khác nhau như: ốp tole có lớp PU foam sát tường hoặc cách tường 3 - 5cm, hoặc làm khung sắt mạ kẽm cách tường 12 - 16cm sau đó ốp tole vào khung, lưu ý tạo khe hở vừa phải để khí nóng giữa tường và tole có thể thoát ra ngoài.
Dùng tole PU kết hợp với xốp 10cm, vách trong thì dùng tấm xi măng 4mm
Xác định đường bay của chim bằng quan sát để xác định hướng mở cửa miệng hang hiện nay được thực hiện theo kinh nghiệm và suy luận của từng kỹ thuật, dựa trên một số tiêu chí như sau: hướng chim đi ăn về, hướng mặt trời mọc, hướng mặt trời lặn, hướng gió, hướng không bị che khuất theo từng vị trí ngôi nhà
Không nên đặt cửa miệng hang sát tường, nên đặt từ vách tường ra từ 0,5-1m trở lên để chim yến vào “ngọt” và giảm hiện tượng “đá miệng hang”, tức là bay đến miệng hang vội vàng bay ngược trở ra do sát tường quá
Dùng co ống 90-114 để giảm sáng và thông hơi cho nhà nuôi chim yến. Trước đây dùng lưới nhựa, lưới sắt bị hư hỏng thì dễ dàng thay bằng cách tháo co và dùng nắp lưới trong đẩy từ đầu ống bên trong ra gần mép đầu ống ngoài, sau đó gắn co giảm sáng lại vị trí ban đầu. Hiện nay thì nên dùng nắp lưới Inox 304 với mắt lưới 3-4mm sẽ rất bền
Nên lắp nắp lưới Inox thông gió mặt ngoài để chim lạ không trú ngụ và không tha rác làm tổ bít lỗ thông gió, nhất là chim se sẻ
Vẫn bố trí cứ cách 1 mét 1 lỗ thông hơi nhưng phải có nắp đậy để chủ động điều tiết thông hơi và điều tiết cách âm cũng như gió lùa tùy vào thời tiết, tùy vào giai đoạn phát triển của nhà yến. Ngoài ra nên thiết kế thêm “tháp giếng trời” đối với nhà có diện tích sàn lớn.
Gạch AAC là gạch khí trưng áp có trọng lượng rất nhẹ với hàng triệu túi khí ở mỗi viên gạch nên nó nổi được trong nước, vì thế hiệu quả chống nóng rất tốt. Còn gạch ống truyền thống xây 2 lớp với 1 lớp xốp ở giữa cũng chống nóng rất tốt. Tuy nhiên về hiệu quả dẫn dụ gây nuôi chim yến ở gạch AAC thì cần nghiên cứu thêm các vấn đề như: khí hậu Việt Nam có phù hợp hay không và đội ngũ xây dựng đã có kinh nghiệm xây gạch này hay chưa, ngoài ra mùi phụ gia trong gạch AAC có ảnh hưởng đến chim yến và tổ yến hay không cũng cần tìm hiểu thêm trước khi quyết định dùng gạch này cho việc xây dựng nhà yến
Ngăn phòng dích dắc đương nhiên được nhưng khuyến cáo những nhà dài trên 20m không nên ngăn phòng dích dắc toàn bộ diện tích mà chỉ cần dích dắc 1-2 nhịp rồi thiết kế phòng 1 bên
- Nhà yến có rất nhiều vật liệu để ngăn phòng, như: Tấm cemboard, tấm alu, vải thun, tôn, nhựa tấm, ván gỗ, ván nhựa,.. trong đó tấm bạt nhựa và vải thun hiện được kỹ thuật nhà yến ưa dùng vì tiện lợi, giá thành rẻ, chủ động tháo lắp.Có thể dùng đá vôi, đá xanh tiêu sáng phỏng theo đá hang yến Cù Lao Chàm và các đá mô phỏng theo các đảo yến. Không nên dùng đá tổ ong dễ nhiễm kim loại nặng, đá granit thì mặt đá trơn bóng. Khi sử dụng thanh đá cần tính đến các yếu tố kết cấu, thanh đá nặng hơn các vật liệu khác, khó đi dây, loa, và vấn đề an toàn khi đi trong nhà nuôi chim yến.
- Lam xi măng vẫn dùng làm thanh tổ cho nhà yến được được nhưng tổ yến thu hoạch từ lam xi măng không được đánh giá cao về chất lượng. Thị trường nước ngoài từ chối nhập khẩu
- Mỗi loại thanh tổ có ưu và nhược điểm khác nhau, như bê tông, đá, nhựa khó mốc trong môi trường ẩm cao và bền theo thời gian nhưng tổ chim yến khó bám khó làm tổ, thanh bê thông thì tổ kém chất lượng. Thanh gỗ dễ mốc nếu vận thành nhà yến không đúng và tuổi thọ kém hơn ba loại trên nhưng lại có độ mềm phù hợp, mùi hương tự nhiên. Hiện, thanh gỗ Bạch Tùng hoặc Meranti vẫn được nhiều kỹ thuật và chủ đầu tư lựa chọn làm thanh giá tổ cho nhà yến của mình
- Thực tế cho thấy hai loại này đều có ưu nhược điểm riêng và khó để xác định loại nào tốt hơn. Việc đánh giá chất lượng thanh giá gỗ phụ thuộc vào nguồn gốc gỗ, phụ thuộc vào việc sản xuất có đúng quy chuẩn dùng trong nhà yến hay không. Gỗ bạch tùng nếu thân cây to đường kính từ 70cm trở lên được sấy chống mốc và bào láng tạo rãnh với quy cách đạt chuẩn thì cũng là một sự lựa chọn tốt cho nhà yến. Gỗ meranti hiện nay có hàng chục loại với hàng trăm nhà cung cấp chủ yếu nhập khẩu từ Malaysia và Indonesia. Vì quá nhiều loại như Dark red meranti, Red meranti, Light red meranti, White meranti, … kể cả gỗ Việt Nam có màu sắc gần giống cũng mượn danh meranti với nhiều mức giá chênh lệch nên nhà đầu tư không gặp khó khăn trong việc lựa chọn. Muốn chọn đúng gỗ thì nên tìm nhà tư vấn kỹ thuật uy tín có nhiều kinh nghiệm. Meranti đỏ chuẩn Malaysia là một lựa chọn tốt nhất.
- Ngoài Bạch Tùng và Meranti có thể dùng gỗ trong nước như dẻ hoặc mít nài, cũng có người dùng Thao Lao.
-
Làm cách nào để xử lý tốt nhất khi bị mốc gỗ mà không ảnh hưởng đến chim cũng như chất lượng tổ?
-
Tắt hết hệ thống tạo ẩm, mở thông gió nhà yến, vệ sinh sạch phân sau đó dùng giấm gỗ Tacali Plus vệ sinh thanh gỗ, sau cùng dùng giấm Tacali Plus pha loãng phun xịt tường, môi trường và sàn nhà.
-
Nói đến gỗ SWO-2 là gỗ Red meranti – Sến đỏ đã được xử lý theo tiêu chuẩn nhà nuôi chim yến, và được cắt theo quy cách để thuận lợi cho việc lắp ghép. Đặc tính của gỗ SWO-2 là gỗ không mùi hoặc mùi đặc trưng nhẹ, gỗ mềm, nhẹ.
-
Có nên dùng các chất tẩm sấy gỗ để chống mốc cho thanh giá tổ gỗ không? Chỉ cần hấp sấy bằng công nghệ hơi nước đến khi gỗ đạt dưới 12% độ ẩm là được. Hoặc có thể dùng chất có nguồn gốc tự nhiên không mùi để thay đổi pH bề gỗ, ức chế sự phát triển của mốc trên bề mặt gỗ
-
Có hiện tượng gỗ Meranti nhập về sau một thời gian chuyển màu. Vậy chất lượng gỗ như thế nào? Gỗ meranti đổi màu do các hợp chất phân tử có trong gỗ như xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một số chất khác phản ứng oxy hóa trong điều kiện có hơi ẩm và ánh sáng làm sẫm màu gỗ, trong điều kiện nhà nuôi chim yến khí amoni và hơi ẩm cũng làm sậm màu gỗ. Việc đánh giá chất lượng gỗ xử lý không đạt dẫn đến hiện tượng biến màu cần xem xét yếu tố bảo quản
-
Có thông tin gỗ Meranti thật ra là loại gỗ tạp, kém chất lượng của các nước bạn được nhập khẩu sang Việt Nam, thông tin này có đúng hay không? Chất lượng gỗ thì tuỳ nguồn gốc gỗ và tuỳ vào năng lực nhà sản xuất có sản xuất đúng quy chuẩn dùng làm thanh tổ cho chim yến hay không. Gỗ meranti ở Malaysia sử dụng là gỗ meranti đỏ, ở Việt Nam có tên là sến đỏ có tên khoa học là Shorea roxburghii C. Don
-
- Âm thanh dẫn dụ nuôi chim yến gây ồn đối với người xung quanh là câu chuyện dài. Chính vì vậy việc xác định khu vực gây ồn là cần thiết, chọn vị trí có gây ảnh hưởng tiếng ồn và tiến hành đo. Việc đo độ ồn chính xác phải được thực hiện bởi Sở Tài nguyên & Môi trường hoặc Sở Khoa Học & Công nghệ, đo bằng thiết bị đo chuyên dụng, và đảm bảo tuân thủ theo QCVN 26:2010/BTNMT, cụ thể phương pháp đo theo TCVN 7878 Âm học và mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường. Đối với trường hợp tự kiểm tra có thể đùng điện thoại thông minh có thể tải các ứng dụng về đo. Ngoài ra để kiểm tra âm thanh từng loa xem có hư không thì dùng ống nước phi 21-27 kề vào tai để nghe.
-
Có nên gắn loa lục giác trong phòng lượn không vì để phía ngoài nhà yến thường bị hàng xóm phản ánh gây phiền hà? Đây là câu hỏi hay. Để cũng được nhưng âm lượng vừa phải và nhỏ hơn loa dẫn để rút chim vào sâu hơn. Cũng cần tìm hiểu thêm và ứng dụng loa phóng lắp trong phòng lượn
-
Thông gió trực tiếp là cách lấy không khí trực tiếp dẫn thẳng từ ngoài vô trong nhà. Ưu điểm của cách thông gió trực tiếp là lấy được không khí mát mẻ và nhiều oxy từ ngoài môi trường vào trong nhà. Cách này đang được đánh giá là hiệu quả nhất. Nhược điểm là khi lấy thông gió trực tiếp dễ khiến gió xộc thẳng vào trong nhà quá mạnh khi mùa mưa bão, để giảm gió xộc vào nhà yến thì dùng bịch nilon trắng trong bịt 50-70% nhằm đảm bảo ánh sáng và gió vẫn đủ cung cấp cho nhà yến
-
Thông gió gián tiếp là thông gió chéo là không khí qua lớp tường thứ nhất vô khe hở giữa 2 lớp tường, sau đó không khí mới vô trong nhà. Thông gió kiểu này giúp nhà yến dễ “ngụy trang” vì nhìn bên ngoài sẽ thấy giống như nhà ở và không khí vào nhà sẽ dịu hơn. Nhược điểm là khi trời nóng thì không khí giữa 2 bức tường cũng sẽ bị nóng lên dẫn đến không khí nóng xộc vô nhà yến. Vì thế thông gió chéo cần thêm dãy lỗ thông hơi nóng giữa hai lớp tường ra ngoài. Và thông gió chéo sẽ bị động về hệ thống lấy ánh sáng vào trong nhà yến cho các phòng. Hiện nay thông gió gián tiếp/chéo không còn phổ biến và ít ai làm.
-
- Ở Việt Nam, mùa sinh sản của chim yến là vào đầu mùa mưa và kéo dài đến hết mùa mưa, thời gian còn lại có thể có một số cá thể sinh sản do sự sai khác về điều kiện dinh dưỡng của chúng.
- Các vùng khác nhau có chênh lệch mùa sinh sản tùy vào điều kiện khí hậu vùng đó, yếu tố quyết định lớn nhất là lượng côn trùng (nguồn thức ăn)Trong mùa sinh sản có hai lần chim yến làm tổ đạt đỉnh điểm cao nhất là vào tháng 3 và tháng 10 âm lịch, chu kỳ kéo dài hai tháng. Nhà yến mới cần được hoàn thành ít nhất hai tháng trước tháng 3 hoặc trước tháng 10 âm lịch vì đây là thời gian có nhiều con chim non thế hệ mới tìm kiếm bạn tình kết đôi và tìm nơi ở mới để làm tổ.Nơi ở mới của chim yến non đa phần không phải nơi sinh ra chúng mà là nhà yến khác, không phân biệt là nhà yến cũ hay mới xây.
- Chim yến bắt đầu làm tổ đến khi chim con bay được là tầm 110-115 ngày. Như vậy mỗi năm chim yến làm tổ từ 3-4 lần.
-
Làm tổ: 30-35 ngày
Đẻ trứng: 2-8 ngày
Ấp: 22-28 ngày
Nuôi con: 45-50 ngày
-
Trong tự nhiên, chim yến đẻ khoảng 2 lần. Trong môi trường nhà yến mỗi năm mỗi cặp chim có thể đẻ khoảng 3-4 lần
Một chu kỳ sinh sản của chim yến mất khoảng 3-4 tháng. Trong đó: 1-2 tháng để xây tổ; + 2,5 tháng ấp nở và nuôi con; + thời gian nghỉ ngơi
Sau từ 5-40 ngày sau khi chim non rời tổ thì chim bố mẹ sẽ tiếp tục đẻ lần 2 nếu tổ không bị khai thác, 30% số chim đẻ lại trong vòng 7-10 ngày sau lần 1 trong năm. Mùa vụ sinh sản của cả đàn yến kéo dài và có tính chất rải rác quanh năm.