Chim yến có thể được xem là loài dùng để đấu tranh sinh học và bảo vệ mùa màng cho nhà nông. Phát triển quần thể chim yến có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và tạo nguồn thu đáng kể cho tỉnh, thành phố, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển đàn chim yến là động vật hoang dã quý hiếm có lợi cho đời sống con người, đặc biệt góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết này chúng tôi tập hợp tất cả hình ảnh nuôi yến được thiết kế bắt mắt, hình ảnh về chim yến, hình ảnh về thiết kế nhà yến cũng như hình ảnh quá trình hình thành một nhà nuôi yến từ nguyên vật liệu xây dựng đến thiết bị dẫn dụ nuôi yến đến tập tính của chim yến kể cả hình ảnh về thức ăn của chim yến và môi trường sống của chim yến
Ở Việt Nam đã gặp 9 loài: Yến hông xám (Aerodramus fuciphagus), Yến núi (Aerodramus brevirostris), Yến đuôi cứng hông trắng (Hirundapus caudacuta), Yến đuôi cứng bụng trắng (Hirundapus cochinensis), Yến đuôi cứng lớn (H. gigantea), Yến cọ (Cypciurus batasiensis), Yến hông trắng (Apus pacificus), Yến cằm trắng (Apu affinis), Yến mào (Hemipsocne longipennis)
Có nhiều loại chim yến khác nhau, cách làm tổ cũng khác nhau: một số làm tổ bằng lông, một số khác làm tổ bẳng cỏ hay rơm rạ, chỉ có hai loại yến là Aerodramus fuciphagus và Aerodramus maximus làm tổ bằng nước bọt, và chỉ có loại tổ này là có thể sử dụng làm thực phẩm
Chim yến ăn côn trùng bay trong không trung thuộc bộ cánh màng Hymenoptera, bộ cánh giống Homoptera, bộ hai cánh Diptera như: ong, kiến, ve, ruồi, muỗi, bướm, chuồn chuồn, …
Phân biệt chim yến và các loài khác họ với chim yến như chim én đang bay như thế nào?
Chim yến không bao giờ đậu, chúng chỉ treo mình trên vách đá hoặc trên thanh làm tổ, phần lớn thời gian ban ngày chim yến bay lượn trên không trung, chim yến đập cánh nhanh liên tục và lượn, đuôi chim yến không chẻ sâu như chim én
Mỗi ngày chim yến bay được bao xa? Vòng lượn chim yến khoản bao nhiêu?
Theo các quan sát được ghi nhận trước đây, mỗi ngày chim yến bay không dưới 200 km. Bán kính vòng lượng tối thiểu của chim yến khoản 2-3m. Đây là một yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng để thiết kế một nhà yến thành công, tức chiều rộng tối thiểu là 4m
Chim yến thường kiếm ăn ở khu vực như thế nào?
Đặc điểm của một vùng kiếm ăn lý tưởng là có khoảng 50% diện tích cây thấp dưới 1m như đồng lúa, đồng cỏ, cây bụi thấp …; 30% diện tích cây cao trên 5m như keo dậu (táo nhơn), sung, rừng,…; và 20% diện tích mặt nước thoáng (E.Nugroho, 2000)
Giống Aerodramus có đặc điểm gì về âm thanh dò đường của chúng? Có giống với loài dơi hay không?
Aerodramus fuciphagus là một loài chim trong họ Apodidae. Chim yến cho tổ ăn được ở Việt Nam có 2 phân loài: chim yến sinh sống ở hang đảo và chim yến sinh sống ở trong nhà. Chỉ giống một phần, chim yến dò đường trong nhà bằng sóng dội âm và tối hẳn chúng sẽ rất khó khan dò đường được. Chúng không giống loài dơi vì dơi ngủ ngày và ban đêm đi kiếm ăn. Chim yến ngược lại ban ngày đi kiếm ăn đến chiều muộn mới về ngủ
Đặc điểm hình thái cấu tạo của chim yến hàng như thế nào?
Chim yến trưởng thành sinh sống trong nhà có trọng lượng trung bình là 13,24 g (nhỏ nhất: 12,4 g; lớn nhất: 13,8 g). Lông chim phần trên thân có màu đen hơi nhạt, phần dưới có màu xám đen, ngăn cách giữa phần lưng và phần đuôi là lông màu xám, móng chân màu đen, mắt màu nâu đen hạt nhãn, cằm màu nâu xám bạc tạo thành vòng cườm.
Mỏ màu đen có chiều dài trung bình 2 mm, chiều dài cánh 122 mm, lông cánh thứ cấp gồm 7 lông, lông cánh sơ cấp gồm 10 lông. Lông đuôi có chiều dài trung bình 45 mm, lông đuôi thứ cấp gồm 10 lông. Chân có 4 ngón, chiều dài cẳng chân trung bình 10,9 mm, ống chân chiều dài trung bình 21 mm, móng chân chiều dài trung bình 4 mm. Chim yến sử dụng đôi nhân để bám giá thể như: vách đá, bờ tường, giá gỗ. Chúng không đậu trên các cành cây, dây điện… Do vậy, trong quá trình phát triển tiến hóa, chim yến phát triển bộ móng chân để thích nghi với đời sống đeo bám
Ở Việt Nam có mấy phân loài yến hàng?
Ở Việt Nam đã gặp 9 loài: Yến hông xám (Aerodramus fuciphagus), Yến núi (Aerodramus brevirostris), Yến đuôi cứng hông trắng (Hirundapus caudacuta), Yến đuôi cứng bụng trắng (Hirundapus cochinensis), Yến đuôi cứng lớn (H. gigantea), Yến cọ (Cypciurus batasiensis), Yến hông trắng (Apus pacificus), Yến cằm trắng (Apu affinis), Yến mào (Hemipsocne longipennis)
Có nhiều loại chim yến khác nhau, cách làm tổ cũng khác nhau: một số làm tổ bằng lông, một số khác làm tổ bẳng cỏ hay rơm rạ, chỉ có hai loại yến là Aerodramus fuciphagus và Aerodramus maximus làm tổ bằng nước bọt, và chỉ có loại tổ này là có thể sử dụng làm thực phẩm
Tại sao chim yến chết khi nhiệt độ lạnh?
Chim không đi ăn đi uống nước được chim yến sẽ chết vì khát vì lạnh nếu nhiệt độ xuống 20 độ kéo dài nhiều ngày
Môi trường sống nơi chim yến làm tổ như thế nào?
Là nơi chim nghỉ ngơi, đu bám, làm tổ, đẻ trứng và nuôi con. Thường là nơi bay ra vào dễ dàng, yên tĩnh, che khuất để chim có cảm giác an toàn, có điều kiện nhiệt độ từ 24oC – 31oC, tốt nhất là 27oC – 29oC, ẩm độ trong phạm vi 75% - 95%, lý tưởng là 80% - 90%, ánh sáng từ tối đến mờ tối đạt 0 – 2 lux, đối lưu không khí, thoáng mát
Nhà yến có dấu phân lớn nhỏ khoảng 20 dấu phân. Còn chim yến thì có khoảng 10 con bay tới bay lui, không ở cố định. Tại sao như vậy?
Thời gian đầu chim sẽ ngủ thăm dò nhiều chỗ trong nhà yến đến khi xác định an toàn và phù hợp chúng sẽ ở lại quyết định làm tổ. Dấu phân nào càng lớn, đầy thêm và có phân trắng là chim đang quẹt nền làm tổ
Mỗi năm chim yến làm tổ bao nhiêu đợt? Mất thời gian bao lâu để hoàn thành tổ?
Chim yến bắt đầu làm tổ đến khi chim con bay được là tầm 110-115 ngày. Như vậy mỗi năm chim yến làm tổ từ 3-4 lần.
Làm tổ: 30-35 ngày
Đẻ trứng: 2-8 ngày
Ấp: 22-28 ngày
Nuôi con: 45-50 ngày
Chim yến đẻ 2 quả trứng cách nhau bao lâu?
Chim yến đẻ quả trứng đầu tiên và sau đó từ 2 đến 8 ngày để đẻ quả trứng thứ 2
Đặc điểm các vùng chim yến phân bố ở Việt Nam
Trước đây chim yến phân bố ven biển dọc theo chiều dài từ Đà Nẵng vào Cà Mau. Những vùng chim yến thời kỳ đầu như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Nha Trang, Phan Rang, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Giờ, Gò Công, Bến Tre, Bạc Liêu, Sông Đốc. Ngoài ra còn có Bình Phước, Bình Dương.
Tuy nhiên, gần đây chim yến có xu hướng đi sâu vào đất liền và cả lên những khu vực vùng cao như: Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Bảo Lộc, Đắk Lắc, Gia Lai, Kon Tum. Đặc biệt những vùng giáp biên giới Lào và Campuchia thì chim yến lại càng về nhiều như: Easup, Châu Đốc, Kiến Tường, Đức Hòa-Đức Huệ, Tây Ninh, Lộc Ninh,…
(còn phần tiếp theo)