Cũng giống với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Hậu Giang có phần lớn diện tích là đất nông nghiệp trồng lúa và cây ăn trái. Song song đó là nghề nuôi thủy sản với diện tích nuôi hơn 8.000ha (năm 2021), góp phần phát triển kinh tế nơi đây. Trong vài năm trở lại đây, với sự phát triển của nghề nuôi yến lấy tổ trên khắp các tỉnh Miền Tây nói riêng và cả nước nói chung. Những căn nhà nuôi yến cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn tại Hậu Giang. Với diện tích trồng lúa và trái cây cùng với diện tích nuôi thủy sản chính là nơi các loại côn trùng sinh sản và phát triển quanh năm. Tạo nguồn thức ăn dồi dào cho chim yến. Trong khí đó, mật độ nhà nuôi yến tại Hậu Giang vẫn còn tương đối nhỏ so với các tỉnh trong khu vực.
Ảnh chụp một góc Hậu Giang nhìn từ trên cao (ảnh internet).
Theo đánh giá của Tầm Cao Việt, trong khi tình trạng nuôi yến tại các tỉnh như Bến Tre, Tiền Giang,... phát triển nhà yến quá nhanh về số lượng và diện tích, dẫn đến tỉ lệ nhà yến chậm chim tăng cao. Thì tiềm năng phát triển nghê nuôi yến ở Hậu Giang vẫn còn khá lớn.
Một nhà yến tại Hậu Giang (Tầm Cao Việt)
Ngày 10/3, HĐND tỉnh Hậu Giang thông qua Nghị quyết 04/2021/NQ-HĐND quy định khu vực không được phép chăn nuôi và vùng nuôi chim yến. Theo đó, HĐND Tỉnh đã quyết định quy hoạch chi tiết những khu vực không được nuôi phép nuôi yến tại địa bàn tỉnh Hậu Giang Do đó, khi có dự định xây dựng nhà nuôi yến, bạn cần xem lại vị trí nhà yến có nằm trong khu vực bị cấm nuôi yến theo Nghi quyết trên không. Việc này rất cần thiết nhằm tránh những rủi ro về hoạt động của nhà yến sau này cũng như các rắc rối về vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi.