[PHẦN 1] HIỆN TRẠNG NGHỀ YẾN VIỆT NAM: VÌ SAO THƯƠNG MẠI BẤP BÊNH?

Tôi luôn bắt đầu bằng một câu hỏi, rồi lại đi tìm câu trả lời , nếu có những câu tại sao mà tôi chưa tìm ra, mong rằng các bạn nào đọc nội dung này, hãy chung tay tìm câu trả lời cho một vấn nạn các bạn nhé! 1-Tại sao thương mại tổ Yến lại bấp bênh? 2-Khách hàng mua tổ Yến chúng ta là ai? Đến từ đâu? 3-Họ mua tổ Yến để làm gì? 4-Đâu là thướt đo để họ chọn lựa? 5-Lợi thế của Việt nam ở đâu trong phân khúc khách hàng cao cấp này? 6-Hiện trạng chế biến ,thương mại tổ Yến tại Việt Nam như thế nào ?Nguy cơ nào cho ngành Yến Việt Nam ?

Phần 2- Hiện trạng nghề Yến tại Việt Nam (tt)
2.7 Thương mại bấp bênh:
Đây là đề tài ai cũng biết, ai cũng tỏ tường nhưng xem ra chúng ta, những người con đất Việt bao giờ cũng ngậm quả đắng khi cọ xát thực tế cùng bạn bè quốc tế. Tại sao ? 
Tôi luôn bắt đầu bằng một câu hỏi, rồi lại đi tìm câu trả lời, nếu có những câu tại sao mà tôi chưa tìm ra, mong rằng các bạn nào đọc nội dung này, hãy chung tay tìm câu trả lời cho một vấn nạn các bạn nhé!
1-Tại sao thương mại tổ Yến lại bấp bênh?
2-Khách hàng mua tổ Yến chúng ta là ai? Đến từ đâu?
3-Họ mua tổ Yến để làm gì? 
4-Đâu là thướt đo để họ chọn lựa? 
5-Lợi thế của Việt Nam ở đâu trong phân khúc khách hàng cao cấp này?
6-Hiện trạng chế biến, thương mại tổ Yến tại Việt Nam như thế nào? Nguy cơ nào cho ngành Yến Việt Nam ?

HIỆN TRẠNG NGHỀ YẾN VIỆT NAM THƯƠNG MẠI BẤP BÊNH
Đi tìm câu trả lời
1-Tại sao thương mại tổ Yến bấp bênh?
Không biết từ đâu, chúng ta có cách tư duy đam mê đi trước kỹ năng, cứ có đam mê rồi mọi thứ chúng ta sẽ vượt qua, có đam mê mới có tinh thần làm việc và chắc chắn sẽ tốt. Chính vì cách nghĩ này mà chúng ta luôn luôn gặp phải khủng hoảng. Thích nuôi yến thì nuôi thôi, từ từ nghề dạy nghề, thích nuôi tôm, nuôi thôi, nghề dạy nghề…. Cứ như thế chúng ta lao vào những sở thích mà không cần biết mình có kỹ năng gì để phát huy sở thích mà mình đang theo đuổi.
Qua rồi nguồn cung tổ Yến rất hạn hẹp, cung không đủ cầu, mọi người không cần biết những gì sắp và đang diễn ra đối với nghề mà họ đang đầu tư, với những cách nghĩ đơn giản, còn lâu mới đáp ứng đủ nhu cầu trong nước chứ đừng nói đến thị trường xuất khẩu.
Vào WTO, thị trường mở cửa, tổ Yến các nước bạn tràn vào Việt Nam qua mọi ngã, giá cả đổ nhào theo cơn lốc này. Thế nhưng chả ai đưa ra cảnh báo đúng mức để mọi người cảnh tỉnh, người ta cứ lấy thiểu số ở đâu đó để làm mức giá so sánh, và rồi cứ an ủi chính mình rằng tại mình chưa gặp may. 
Mới đây thôi, có 1 trang Face cổ súy cho giá bao tiêu là 30tr nếu …Nhưng đâu đó có những comment ca thán rằng họ bán 14,5 tr/kg mà không ai mua. Comment chưa dứt thì chủ trang mắng cho mấy câu đại loại là dở, không biết cách bán, tiếp theo họ dùng củ cà rốt để dẫn con lừa tiếp tục theo đuổi lý tưởng mà họ đặt ra cho dù không có một cơ sở nào để chứng minh điều họ cam kết.
Chúng ta vẫn tư duy theo cảm tính, không ai minh chứng cho những gì mình nói bằng một giá trị cụ thể !
Tổ yến tôi bán là tổ Yến thật? Căn cứ vào đâu để chứng minh là tổ Yến thật?
Tổ Yến tôi bán là tổ yến chất lượng cao? Căn cứ vào đâu để nói rằng tổ Yến này là tổ Yến chất lượng cao?
Mọi giá trị đều mụ mị, chỉ có giá trị đối với bà con thân thích, chòm xóm, khi vươn ra bên ngoài, cách nói này còn phù hợp không? Những thành công của ngày hôm qua không có nghĩa là ngày hôm nay cũng sẽ thành công? Phải biết tại sao chúng ta thành công hôm nay và nguy cơ một khi chúng ta không còn ở ao làng nữa. Chúng ta không thể lấy giá trị được chòm xóm công nhận rồi phủ lên nó 1 luật chơi bắt người bên ngoài công nhận. Chúng ta đang chơi luật chơi quốc tế, không ai có thể áp đặt cuộc chơi mà không có sự chấp nhận của họ.
Cứ thế giá cả tổ Yến phụ thuộc vào số khách hàng chấp nhận cuộc chơi mụ mị về chất lượng. Số khách hàng này có chấp nhận luật chơi này nữa không, khi mà có một nhà cung ứng chứng minh mọi giá trị bằng các đơn vị đo lường cụ thể? Chúng ta, những người nuôi Yến hôm nay nghĩ sao về điều này? Khi cơn lốc tổ Yến giả, tổ Yến kém chất lượng đi qua cuốn theo tất cả niềm tin mụ mị ấy. Thử đặt chúng ta, những người bán tổ Yến vào vị trí khách hàng, chắc có lẽ chúng ta sẽ thấy mình đang xây lâu đài trên cát.
2- Khách hàng mua tổ Yến chúng ta là ai ? Đến từ đâu?
Thị trường trong nước chắc không kham nổi số lượng tổ Yến cung cấp ra thị trường trong tương lai, bởi đơn giản số người giàu có không tăng tương xứng với sự gia tăng của các nhà cung cấp tổ Yến. Số khách tiêu thụ nội địa lại không phải là nhóm khách hàng dễ tính, một khi có sự chọn lựa khác họ sẽ bỏ rơi những giá trị mơ hồ đấy để chọn cho mình một phương thức rõ ràng, sòng phẳng hơn.
Vậy với số lượng lớn tổ Yến đưa ra thị trường trong tương lai phải đến từ Trung quốc, nơi có số dân đông nhất thế giới và cũng là quốc gia hiểu rỏ về giá trị của tổ Yến. Lịch sử chứng minh, chưa bao giờ chúng ta có thể ổn định với phân khúc khách hàng này. Tại sao? Các bạn chắc có nhiều thông tin về con Tôm, con Cua, Thanh Long, Dưa hấu … Các sự vụ được nêu lên ngày càng dài ra. Chúng ta không kỳ thị hay quy chụp, nhưng chúng ta hãy tỉnh táo để nhận ra bản chất của thị trường mà mình sắp đương đầu. Đừng lạc quan với vài đơn hàng dùng thử hay một vài cá nhân điển hình. “Phi thương bất phú “ là câu nói của họ. Những thương nhân sừng sỏ làm tan nát ngành nông nghiệp Việt Nam.
Chúng ta thử phân tích một nghề mà chúng ta có và đã từng làm ăn với thị trường Trung Quốc.
Tập 1 : Đánh các nhà máy chế biến Tôm

Năm 2010, các thương lái Trung Quốc tràn vào tận các đầm tôm Việt Nam, bất kể giá cả lẫn size cỡ, họ mua tất cả. Các nhà máy chế biến thủy sản Việt Nam không còn hàng để sản xuất, các hợp đồng với đối tác bị hủy bỏ, bồi thường, hàng loạt các nhà máy khu vực ĐBSCL phải đóng cửa.
Tập 1 kết thúc, nông dân thắng lớn, các nhà máy chế biến thảm bại 
Tập 2 : Đánh nông dân và thương hiệu Tôm Việt Nam
Uy tín của thương lái Trung Quốc dâng cao, tiền tươi thóc thật nói gì mà chả được, họ bắt đầu dạy cho thương lái Việt Nam bơm các tạp chất vào con Tôm, những chất như javen, Aga… tạo thành thói quen gian lận thương mại.
Sau khi đã nắm chắc con nghiện gian lận không thể từ bỏ thói quen này, họ rút dần khỏi thị trường Việt Nam, các nhà máy bắt đầu thu mua được nguyên liệu có bơm tạp chất vào Tôm. Kết quả đến năm 2013, toàn bộ thị trường Nhật bản công bố sách đỏ về hiện trạng Tôm có bơm tạp chất. Các container đứng dài trong danh sách trả về Việt Nam. Uy tín thương hiệu Tôm Việt Nam bị đánh gục trước Thái Lan và Ấn Độ. 
Tập 2 toàn thắng thuộc về ai ? Những đầm tôm trơ đáy và những nhà xưởng chế biến tôm rỉ sét ! Nỗi đau còn đó.
Các bạn ạ, những ai đã từng nghiên cứu sự vận hành của thị trường nông sản Việt Nam đều phải dè chừng trước những đối tác Trung Quốc, họ không xem chúng ta là những người bạn thật sự, mà chúng ta chỉ là một công cụ trong một trò chơi gian lận, đôi khi con cờ nghĩ rằng mình là kẻ chơi cờ. 
Tôi không bài xích thị trường Trung Quốc, nhưng tôi muốn chia sẽ những thảm bại đã qua để các bạn hãy chuẩn bị cho mình một đối sách, một chiến lược phù hợp. Khi chúng ta chứng minh được tính dược liệu của tổ Yến thì không phải thị trường Trung Quốc , mà cả thị trường Nhật Bản,Âu Mỹ đều cần, giống như quả Gấc đấy thôi! 
Hãy đoàn kết lại, hãy lắng nghe tiếng nói của mọi thành phần, cuộc chiến thương mại toàn cầu không dành cho ai. 
3- Khách hàng Trung Quốc mua tổ Yến để làm gì ?
Đa phần sử dụng như một món ăn bổ dưỡng, các nghiên cứu về đông y mang tính ước lệ không đo lường. Chính điều này làm cho giá trị tổ Yến dễ bị thay thế bằng một số loại sản phâm khác khi có bất ổn về chất lượng. Họ thay thế bằng một số sản phẩm khác như Đông Trùng Hạ Thảo, Nhân Sâm …
Cần phải có sự giúp sức của các nhà khoa học để nghiên cứu dược tính của Tổ Yến , để giá trị cốt lõi của nó không thể thay thế bằng một sản phẩm khác. Mong rằng khi tôi viết điều này thì ai đó đã có những nghiên cứu chuyên sâu.

GIẢI PHÁP THƯƠNG MẠI NGHỀ YẾN VIỆT NAM
4-Đâu là thước đo để khách hàng chọn lựa?
Làm ra được tổ Yến không chỉ có Việt Nam, các quốc gia Đông Nam Á đã đi trước chúng ta. Cung đã vượt cầu, các sản phẩm của họ bắt đầu tràn vào Việt Nam. Chúng ta chống đỡ yếu ớt bằng các thông tin không kiểm chứng. Có đúng tổ Yến Việt Nam tốt hơn tổ Yến Malaixia ? Tổ chức nào xác nhận ? Sản lượng chúng ta còn khiêm tốn, chủ yếu khách hàng là bạn bè chòm xóm, họ chắc chắn ủng hộ chúng ta. Khoảng trống thị trường này rồi sẽ bị chiếm mất khi một ngày nào đó họ có thiết bị đo lường, chứng minh rằng mọi tổ Yến đều có chất lượng như nhau. Thậm chí tổ Yến của họ còn được nuôi theo công nghệ Bio, Organi… Có truy suất nguồn gốc… có công nghệ chế biến hiện đại….Lúc này chúng ta làm gì để bảo vệ nhau khi mà bản thân chúng ta còn thấy hồ nghi điều mình đang nói.
Hãy tìm cách lượng hóa bằng các số đo cụ thể, viễn cảnh xảy ra điều này không còn xa nữa.
5-Lợi thế của Việt nam ở đâu trong phân khúc khách hàng cao cấp này?
Là quốc gia nông nghiệp, lại nằm trong vùng nhiệt đới, chúng ta lại có dòng Yến Hàng được xem là cho tổ Yến chất lượng cao nhất trong các loại tổ Yến trên thế giới? Điều này chỉ nghe truyền miệng, cần phải biến lợi thế cạnh tranh này thành những lợi thế thật sự. Điệp khúc này phải được nêu lên trong các tạp chí khoa học danh giá để mọi người công nhận chính thức. Chúng ta không thể khen mãi đứa con mình sinh ra, điệp khúc này e rằng sẽ lạc điệu.
Bên cạnh đó cần phải tạo ra lợi thế cạnh tranh mới bằng các ứng dụng tiến bộ khoa học, các công cụ chế biến nhằm đưa Việt Nam thoát ra khỏi tập quán sản xuát của khu vực, tiến tới một nền nông nghiệp tiên tiến, khi mà các quốc gia khác đang chưa thật sự đột phá.
6-Hiện trạng chế biến, thương mại tổ Yến tại Việt Nam như thế nào? Nguy cơ nào cho ngành Yến Việt Nam ?
Các chủ nhà Yến Việt Nam thường kiêm luôn việc chế biến, quá trình này hình thành từ việc thu hoạch tổ Yến nhà sau đó phát triển thành các cơ sở chế biến nhỏ lẻ. Do quy mô nhỏ nên các phương pháp chế biến đều dùng thủ công và không có phương pháp kiểm soát chất lượng một cách hiệu quả. 
Những quan ngại về nhiễm vi sinh, hàm lượng No2 hay dư lượng clo có trong thức ăn được tích tụ lại ở sản phẩm đều không được quan tâm. Những quan ngại này đều có thể được giải quyết bằng các thiết bị trong một quy trình sản xuất nghiêm ngặt.
Tháng 04 năm 2014 , có 2 container 20 feet bị trả về từ Nhật Bản với lý do nhiễm Itraconazole, một loại thuốc trị nấm. Hoạt chất này không tìm thấy trong quy trình nuôi trồng cũng như chế biến. Các nhà nhập khẩu cũng lấy làm khó hiểu nên họ mở cuộc điều tra nhằm giúp các nhà máy chế biến tìm ra nguyên nhân. Qua quá trình theo dõi họ phát hiện các công nhân đã sử dụng thuốc trị nấm kẽ tay, sau đó họ lột vỏ đầu tôm và để lại dư lượng này trong sản phẩm .
Sau sự việc này, QC các nhà máy yêu cầu kiểm tra vệ sinh công nhân trước khi vào làm việc, 100% công nhân pải mang găng tay khi chế biến hàng HLSO ( lột bỏ đầu ). 
Có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong chế biến nếu không được tuân thủ e rằng những rủi ro đáng tiếc sẽ làm khách hàng mất niềm tin. Lấy khách hàng đã khó, giữ được họ càng khó hơn. Nếu không có 1 tập thể đủ lớn để tiến tới tự động hóa các khâu sản xuất, e rằng một ngày nào đó toàn bộ thị trường mới, khó tính như Nhật Bản và Châu sẽ không là cơ hội cho Việt Nam.

Nguồn: Tôm Sú

[PHẦN 2] HIỆN TRẠNG NGHỀ YẾN VIỆT NAM: TẠI SAO THƯƠNG MẠI TỔ YẾN BẤP BÊNH?