TỔNG HỢP TOÀN BỘ HÌNH ẢNH NGHỀ NUÔI YẾN VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI VÀO KIỂM TRA NHÀ YẾN PHẦN 2

Để có một nhà nuôi yến thành công cần kết hợp của rất nhiều yếu tố như vùng nuôi yến, kỹ thuật xây dựng phần thô nhà yến, kỹ thuật công nghệ dẫn dụ chim yến, kỹ thuật chăm sóc nhà yến,... Trong đó, kỹ thuật thiết kế xây dựng phần thô nhà nuôi yến bắt buộc phải đạt 5 yếu tố quan trọng là : Nắng không nóng, mưa không ồn, đối lưu thông thoáng, không lọt sáng, ngăn phòng hợp lí. Bài viết này chúng tôi tập hợp tất cả hình ảnh nuôi yến được thiết kế bắt mắt, hình ảnh về chim yến, hình ảnh về thiết kế nhà yến cũng như hình ảnh quá trình hình thành một nhà nuôi yến từ nguyên vật liệu xây dựng đến thiết bị dẫn dụ nuôi yến đến tập tính của chim yến kể cả hình ảnh về thức ăn của chim yến và môi trường sống của chim yến

Để có một nhà nuôi yến thành công cần kết hợp của rất nhiều yếu tố như vùng nuôi yến, kỹ thuật xây dựng phần thô nhà yến, kỹ thuật công nghệ dẫn dụ chim yến, kỹ thuật chăm sóc nhà yến,... Trong đó, kỹ thuật thiết kế xây dựng phần thô nhà nuôi yến bắt buộc phải đạt 5 yếu tố quan trọng là : Nắng không nóng, mưa không ồn, đối lưu thông thoáng, không lọt sáng, ngăn phòng hợp lí. Ngoài ra, còn những yếu tố như độ sáng, chiều cao, chống thấm cũng rất quan trọng. Tiếp theo phần 1 TỔNG HỢP TOÀN BỘ HÌNH ẢNH NGHỀ NUÔI YẾN PHẦN 1 chúng tôi xin chia sẻ hình ảnh mô tả cơ bản về nghề nuôi yến.

NHỮNG QUY TẮC LƯU Ý KHI VÀO KIỂM TRA CHĂM SÓC NHÀ NUÔI YẾN

MỘT SỐ LƯU Ý NGHIÊM NGẶT KHI VÀO NHÀ YẾN
- Không được hút thuốc, uống rượu bia trước khi vào nhà yến.
- Không xịt nước hoa hoặc có mùi lạ trên người trước khi vào nhà yến
- Vào nhà yến nên chuẩn bị đèn pin, gậy gỗ để bảo đảm an toàn.
- Chỉ được phép vào trong nhà từ 8h-15h. Chú ý soi lên trần, sàn, góc tường nhà kiểm
tra gián, kiến, tắc kè,rắn, rết,...
- Tránh vào nhà yến một mình, phải có cây cứng (gậy) trên tay đề phòng sự cố (rắn, tắc
kè,...)
- Hạn chế soi đèn pin trực tiếp lên trần khi bên trong có yến nhằm tránh tình
trạng yến hoảng loạn đâm vào vách tường.
Lưu ý thêm: Trước khi vào nhà yến phải vào phòng kỹ thuật quan sát và kiểm tra các hệ thống máy móc, các hệ thống điều khiển.
- Hệ thống tạo ẩm tạo mùi: Quan sát nhiệt, ẩm hiển thị ở chỉ số bao nhiêu và ghi vào sổ nhật ký nhà yến.
- Hệ thống âm thanh: Các Ampli có đang cùng hoạt động không.
- Hệ thống quan sát: Camera hình ảnh tốt không, có bị mất tín hiệu không.
- Hệ phát điện dự phòng: Thử cúp cầu dao xem bộ tích điện có hoạt động tự động
không.
- Hệ thống điều khiển tự động: Kiểm tra hiển thị các Timer có cùng múi giờ không

HÌNH ẢNH NGHỀ YẾN VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI VÀO KIỂM TRA CHĂM SÓC NHÀ NUÔI YẾN

CÁC BƯỚC KIỂM TRA VÀ BẢO TRÌ NHÀ NUÔI YẾN
Chỉ được phép vào kiểm tra thiết bị nhà yến trong giờ chim yến bay ra ngoài. Tuyệt đối không vào nhà yến trong thời gian chim yến về nhà.
+ Kiểm tra định kỳ: mỗi tháng 1 lần.
+ Kiểm tra đột xuất: khi xảy ra sự cố kỹ thuật, địch hại tấn công, ..v.v thì phải lập tức kiểm tra và khắc phục sự cố ngay.
CÁC BƯỚC KIỂM TRA LẦN LƯỢT NHƯ SAU:

Kiểm tra hệ thống thanh ván tổ:
Định kỳ mỗi lần vào kiểm tra, chăm sóc nhà yến phải kiểm tra hệ thống gỗ xem có bị mối mọt, nấm mốc không (gỗ bị lốm đốm trắng) hoặc có hiện tượng bị ngấm nước? Nếu phát hiện phải tiến hành tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của sự cố do đâu, nếu mốc gỗ do độ ẩm trong nhà quá cao thì tiến hành xử lý:
Trường hợp mốc gỗ do thấm tường, trần nhà thì phải tiến hành xử lý tường vách, chống thấm ngay. Sau đó mới tiến hành khắc phục sự cố.
Kiểm tra hệ thống Âm thanh:
Máy âm thanh là thiết bị quan trọng nhằm dẫn dụ chim Yến lại gần và bay vào căn nhà Yến trong thời gian dụ Yến ban đầu..  
Âm thanh bên ngoài nhà thường được phát từ 5h00 đến 19h00.
Âm thanh bên trong nhà trong thời gian đầu thường được phát suốt 24 giờ. Trừ trường hợp yến trong nhà nhiều và thu hoạch định kì mỗi tháng thì thời gian hoạt động sẽ thay đổi, khi này bố trí Ampli ru làm 2 cái chạy theo khung giờ khác nhau, mỗi cái chạy 12 tiếng luân phiên nhau nhằm tăng tuổi thọ của Ampli.
Chủ nhà phải thường xuyên theo dõi khả năng hoạt động của máy và các loa phát để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định đem lại hiệu quả dẫn dụ cho nhà yến.
Các bước kiểm tra:
- Tắt một loạt các Ampli, sau đó bật lên từng cái một (mục đích: để dễ phát hiện Ampli nào bị lỗi và khắc phục ngay).
- Hệ thống âm thanh đã được chỉnh âm lượng rồi thì phải ghi chú vào sổ để sau này chỉnh sửa lại cho đúng tránh tình trạng mở to quá hoặc nhỏ quá làm chim yến không thích. Âm lượng trong nhà chim tùy thuộc vào thiết kế tường nhà có bị vang hay không, thông thường dao động từ 70 db - 80 db là hợp lý.
- Âm thanh ngoài nhà được điều khiển bởi 1 timer phát tiếng chim từ 5h00 sáng đến 19h30 (trong khu dân cư đông thì chỉ đến 19h00) và có 1 đến 2 lần nghỉ máy trong ngày tùy vào trường hợp đặc biệt như: hàng xóm phản ảnh về tiếng ồn quá nhiều thì cho Ampli nghỉ từ 11h00 đến13h00 mới hoạt động lại. Nếu không xảy ra sự cố gì thì cho máy hoạt động bình thường trong thời kỳ đầu vận hành nhà yến (từ 5h00 sáng đến 19h00).
 12

- Âm thanh trong nhà vẫn chạy 24 giờ nhưng phải bịt bớt lỗ thông hơi lại để tránh tình trạng âm thanh phát ra ngoài vào ban đêm.

HÌNH ẢNH NGHỀ YẾN VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI VÀO KIỂM TRA CHĂM SÓC NHÀ NUÔI YẾN

Kiểm tra hệ thống tạo ẩm:
Máy tạo ẩm có tác dụng điều tiết độ ẩm trong nhà Yến, do đó việc vận hành máy
tạo ẩm phụ thuộc vào tình trạng độ ẩm hiện thời trong nhà Yến bằng việc theo dõi độ ẩm trên thiết bị chuyên dụng - Máy kiểm soát ẩm. Thông thường máy tạo ẩm được vận hành hàng ngày theo chu kỳ mà máy đo được thực tế trong nhà yến và máy chạy khi độ ẩm dưới dưới mức thông số được kỹ thuật viên cài đặt sẵn.
Máy được cài đặt chạy mặc định thông qua thiết bị do kỹ thuật viên cài sẵn, thông thường độ ẩm được cài đặt ở mức giao động từ 75-80%. Chủ nhà phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm trong nhà bằng cách quan sát, theo dõi thông số trên thiết bị theo dõi độ ẩm. Nếu độ ẩm không đạt chuẩn như trên (75 – 90 %) thì cần kiểm tra lại thiết bị tạo ẩm trong nhà để kịp thời xử lý trong thời gian sớm nhất.
Chủ nhà kiểm tra béc phun ẩm 1-2 tuần/ lần. Nếu béc bị tắc thì tiến hành tháo béc ra và thông béc lại.
Nếu độ ẩm trên 90% thì phải tắt một số béc phun sương trong nhà và tiến hành các biện pháp giúp nhà yến thông thoáng để độ ẩm hạ xuống.
Máy tạo ẩm hoạt động khi độ ẩm xuống dưới 75%, và tự động ngắt khi độ ẩm tăng lên từ 1% so với mức cài đặt.
Lưu ý: thời gian 1 năm đầu mới vận hành khi chưa có chim và tổ nhiều thì không nên phun ẩm tránh tình trạng mốc gỗ chim sẽ bỏ đi.
Ví Dụ: Thiết bị theo dõi độ ẩm được cài ở mức độ ẩm cho phép là 80%. Trong thời gian hoạt động, nếu độ ẩm thực tế trong nhà yến hạ xuống dưới mức cài đặt thì máy tạo ẩm bắt đầu hoạt động để tăng độ ẩm lên. Ngược lại, khi thiết bị đo độ ẩm báo mức độ ẩm thực tế trong nhà yến là 81% thì máy tạo ẩm sẽ tự động ngắt nhằm giảm độ ẩm xuống.
Các bước kiểm tra:
- Kiểm tra hệ thống nước: lọc nước (thay lọc nếu bị nghẹt), kiểm tra bồn chứa nước sạch hay dơ thì phải vệ sinh.
- Thử máy phun sương và thông béc bằng cách cài máy kiểm soát ẩm với thông số độ ẩm lên cao, cho máy chạy sau đó đi thông từng béc bằng cách mở nhẹ đầu béc sau đó siết lại. Sau khi xử lý xong cài lại độ ẩm như ban đầu (bằng cách bấm nút SET và điều chỉnh lên xuống).
- Trường hợp nhà yến sử dụng máy phun sương gà tạo ẩm bên trong thì phải vệ sinh máng nước, lược nước nằm bên dưới máy phun sương.
Lưu ý: Nếu vệ sinh phun sương gà thì nên rút phích cắm điện ra khỏi ổ điện, khi thao
tác xong mới cắm phích điện trở lại để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Kiểm tra phun sương ngoài bằng cách mở timer ON sau đó xem béc phun sương ngoài có phun mạnh hay không? Nếu thấy phun yếu hay không phun thì rút ống nước đầu ra ở máy phun sương kiểm tra máy trước (máy hư thì gửi đi bảo hành), nếu máy
không hư thì mới tiến hành thông béc phun sương ngoài. Sau khi kiểm tra xong thì mở timer về chế độ Auto
Kiểm tra phân chim
Khi vào nhà chim, nên kiểm tra có bao nhiêu đống phân, số lượng phân có tăng hay không ?
Kiểm tra có dấu phân “lạ”, xác chim chết hay không, nếu có xác chim chết thì phải tìm nguyên nhân xử lý triệt để.
Nếu muốn xem tổ yến thì phải dùng dụng cụ soi tổ, tuyệt đối không được đụng tay trực tiếp vào. Thông thường sử dụng dao gỡ tổ yến (hoặc dao thái mũi nhọn) để soi. Định kỳ, tùy vào lượng phân chim trong nhà yến nhiều hay ít mà vệ sinh thu dọn phân chim yến để đảm bảo nhà yến sạch sẽ, khoảng 1-2 tháng/ lần.
Xịt dung dịch:
Xử lý mùi theo định kỳ tháng/ lần: Pha Men vi sinh Bio Microcer theo tỷ lệ: + Nhà mới 1kg / 50 lít nước (cho khoảng 300m2).
+ Nhà cũ: 1kg/ 30 lít nước (cho khoảng 300m2).
Hoặc tùy vào tình hình phát triển thực tế của nhà yến để điều chỉnh lượng phun cho phù hợp.
- Đối với các loại dung dịch tạo mùi khác: Để tránh tình trạng lạm dụng mùi quá mức làm ảnh hưởng đến môi trường hiện tại của nhà yến và sự phát triển của đàn yến hiện tại, hoặc tùy theo tình trạng phát triển thực tế của nhà yến mà chúng ta quyết định có nên phun hay không .
- Kiểm tra địch hại/ côn trùng thường xuyên để kịp thời xử lý, tránh tình trạng để lâu ngày gây ảnh hưởng đến sự sinh sôi và phát triển của đàn yến. Nếu phát hiện địch hại thì phải xử lý triệt để càng sớm càng tốt.
Hướng dẫn xử lý côn trùng:
+ Dùng thuốc diệt gián (Solfac) 20g pha với 5 lít nước và phun trực tiếp lên nơi có gián, kiến (lưu ý không phun trực tiếp lên thanh ván tổ).
Kiểm tra hệ thống hẹn giờ (timer) :
- Kiểm tra timer có đang cài đúng giờ không?
Kiểm tra nút On – Auto – OFF (phải để nút gạt ở vị trí Auto mới đúng).
- Trước khi rời khỏi nhà chim phải kiểm tra hệ thống timer lần nữa để tránh trường
hợp mở chế độ ON liên tục.

HÌNH ẢNH NGHỀ YẾN VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI VÀO KIỂM TRA CHĂM SÓC NHÀ NUÔI YẾN

Hệ thống phun sương ngoài trời:
Chim yến thường thích thú khi bay lượn xuyên qua làn nước có hạt nhỏ li ti, máy phun sương ngoài trời nhằm thu hút chim Yến lại gần căn nhà Yến đang trong quá trình dụ chim. Ngoài ra, hệ thống phun sương còn có tác dụng làm mát cho căn nhà yến.
Thời gian hoạt động của máy theo chương trình (có thể thay đổi chương trình bằng cách chỉnh timer) như sau:
1. 08h00 – 08h15
2. 10h00 – 10h15
3. 12h00 – 12h15
4. 14h00 – 14h15
5. 16h00 – 16h15
6. 17h00 – 17h15
7. 18h00 – 18h15
Một số lưu ý khác:
Khi vào kiểm tra nhà yến nên chú ý thêm về trần, sàn, tường vách xem có những dấu hiệu bất thường nào không, như: nứt, ẩm, thấm, dột, ...v.v. Nếu phát hiện sự cố thì cần phải khắc phục ngay.
Ngoài ra cần lưu ý về môi trường trong nhà yến như sau:
- Nhiệt độ: 27 – 310C (Lý tưởng: 26 -280C) - Độẩm:75–90%(Lýtưởng:85%)
- Ánh sáng: 0,02 - 0,1 lux.
Không tham quan, kiểm tra, thu hoạch, cải tạo nhà yến vào những khoảng thời gian sau: + Sáng: 5h – 8h
+ Chiều: sau 16h

- Thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt thiên địch: Gián, kiến, chuột, cú, chim heo,..v.v. Khi có các loại địch hại này phải tiến hành xử lý ngay.

HÌNH ẢNH NGHỀ YẾN VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI VÀO KIỂM TRA CHĂM SÓC NHÀ NUÔI YẾN

Nhà nuôi chim yến thông tầng thẳng đứng chim khó xuống sâu các tầng dưới, cách khắc phục như thế nào?
Thông tầng thẳng đứng chim yến vẫn xuống được các tầng dưới nhưng lưu ý về cách bố trí loa thông tầng rút chim xuống, cách chỉnh âm dẫn để chim xuống sâu, diện tích thông tầng phải rộng và thông thoáng. Việc thông tầng thẳng giúp đảm bảo an toàn hơn cho việc chăm sóc, hái tổ, kiểm tra nhà yến,…
 Thông tầng xéo khó điều chỉnh dòng khí luân chuyển trong nhà nuôi chim yến về tốc độ gió qua lỗ thông hơi và lượng khí đi ra phòng lượn hơn thông tầng thẳng đứng phải không?
thông tầng lệch tạo nhiều góc nhà độc lập khó luân chuyển không khí. Thông tầng lệch ít tốn diện tích phòng lượn, tuy nhiên không an toàn khi hái tổ, kiểm tra loa hay chăm sóc nhà yến,…
 Có ý kiến rằng thông tầng lệch lấy sáng khó, đi loa dẫn khó, giữ chim non khó hơn thông tầng thẳng. Vậy ý kiến chuyên gia như thế nào?
Theo tôi vấn đề là ở cách thiết kế. Thiết kế đúng theo từng nhà thì lấy sáng hay đi loa dẫn sẽ không phải là vấn đề khó. Còn nhà yến thông tầng lệch/xéo hay thẳng  giữ chim non lại khó hơn là điều chưa ai có thể chứng minh. 

Chúc các bạn nuôi yến thành công!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Tổng hợp toàn bộ hình ảnh nuôi yến thành công [Phần 1]