LÀM SAO ĐỂ CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN NHÀ YẾN HỢP PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC?
Như chúng ta đã biết, nghề yến ngày một phát triển mạnh mẽ, đến nay trên cả nước đã có khoảng gần năm nghìn nhà yến (theo Báo cáo của Trung tâm khuyến nông Quốc Gia, tính đến tháng 8/2019). Sau rất nhiều nỗ lực của các chuyên gia đầu ngành, nghề yến đã được chính phủ và các cấp quản lý nhà nước ngày càng quan tâm nhiều hơn, thể hiện rõ ràng nhất thông qua các văn bản pháp luật quy định về quản lý nuôi yến như: Luật chăn nuôi 2018, nghị định 13/2020/NĐ-CP (điều 25 - hướng dẫn chi tiết về Quản lý nuôi chim yến),…v.v; Các sở ban ngành tại từng địa phương có nghề nuôi yến trên cả nước cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về quản lý nuôi yến tại địa phương mình.
GIẤY CHỨNG CẤP PHÉP NHÀ NUÔI CHIM YẾN HOẠT ĐỘNG (đây là mẫu tham khảo)
Tuy nhiên những bước đầu đưa vào quản lý, nghề yến còn gặp khá nhiều khó khăn, một trong những khó khăn lớn đó là việc tiêu thụ sản phẩm tổ yến. Tính đến thời điểm hiện tại, sản lượng tổ yến tiêu thụ phần lớn là để xuất khẩu chủ yếu theo đường tiểu ngạch và một phần tiêu thụ “trôi nổi” trong nước bởi rất khó khăn cho các đơn vị thu mua khi muốn truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách chính xác, hầu hết chỉ dựa vào khai báo bằng miệng đơn giản mà không có một chứng từ chứng minh nguồn gốc nào.
Vậy cách tốt nhất để minh bạch nguồn gốc tổ yến đó chính là công khai thông tin nhà yến, làm sao để người tiêu dùng, người mua có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, truy xuất nguồn gốc về sản phẩm tổ yến mà mình đang quan tâm một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Trước đây đã có rất nhiều các hội thảo giới thiệu về truy xuất nguồn gốc tổ yến thông qua mã QR nhưng thực tế triển khai đã cho thấy phương án này chưa khả thi… Cho đến nay thì bài toán truy xuất nguồn gốc vẫn là vấn đề mà thị trường nghề yến quan tâm bởi bất kỳ một sản phẩm nào có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì giá trị sản phẩm cũng được đảm bảo tương xứng.
Vậy làm thế nào để chứng minh nguồn gốc cho sản phẩm tổ yến của mình?
Như đã đề cập bên trên, việc đầu tiên đó là công khai thông tin nhà yến thông qua việc đăng ký hoạt động nhà yến. Khi làm thủ tục đăng ký, chủ nhà yến cần kê khai các thông tin sau:
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1.1. Họ Tên : Nguyễn Văn A
1.2. Số CCCD:
1.3. Ngày cấp:
1.4. Nơi cấp:
1.5. Số điện thoại:
1.6. Địa chỉ email:
1.7. Địa chỉ thường trú:
II. THÔNG TIN NHÀ YẾN
ĐẤT
2.1. CNQSD đât cấp cho
2.2. Số giấy chứng nhận
2.3. Diện tích đất (m2)
2.4. Số thửa
2.5. Tờ bản đồ số
2.6. Địa chỉ
NHÀ YẾN
2.7. Diện tích sàn (Dài x Rộng )
2.8. Số tầng (tầng trệt là tầng 1)
2.9. Diện tích nhà yến:
2.10. Loại nhà (Phân cấp theo bộ XD)
2.11. Giấy phép xây dựng:
2.12. Năm xây dựng:
III. THÔNG TIN THAM GIA TỔ CHỨC NGHỀ
3.1. Tên tổ chức tham gia:
3.2. Địa chỉ:
3.3. Số điện thoại liên hệ:
Hồ sơ nộp sẽ được tổ chức nghề yến xem xét, thẩm định, đánh giá và Cấp giấy chứng nhận hoạt động nghề yến nếu đạt các tiêu chí theo yêu cầu.
Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động nhà yến
"Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhà yến” không chỉ là giấy chứng minh nhà yến tồn tại hợp pháp mà còn tạo tiền đề cho việc đề xuất sửa đổi luật xây dựng quy định về xây dựng nhà yến, làm cho nhà yến của người đăng ký có giá trị đúng nghĩa là tài sản, cởi trói nút thắt lâu nay về vấn đề nan giải trong xin phép xây dựng nhà yến. Có được Giấy chững nhận đăng ký hoạt động nhà yến đồng nghĩa rằng nhà yến đã có được truy xuất nguồn gốc. Các thông tin về tổng thể nhà yến và sản phẩm tổ yến được công khai minh bạch, từ đó nhà nước, hiệp hội yến sào và người nông dân có được nguồn dữ liệu tốt để theo dõi tình trạng nhà yến, chất lượng tổ yến, tạo thuận lợi trong việc mua bán trao đổi sản phẩm, cân bằng được nguồn cung tránh được tình trạng thu mua ép giá của thương lái.
Vậy các tiêu chí để một nhà yến được cấp giấy chứng nhận hoạt động là gì?
- Để được cấp giấy chứng nhận hoạt động, chứng minh nhà yến là hợp pháp thì nhà yến cần phải đảm bảo được 06 tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký phải khớp với chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tiêu chí 2: Không nằm trong khu dân cư, đô thị hay khu vực cấm xây nhà yến đã được Luật và các văn bản của chính quyền địa phương qui định.
Tiêu chí 3: Nhà yến phải đảm bảo các yêu cầu về tiếng ồn (dưới 70dB), thời gian phát âm thanh theo qui định.
Tiêu chí 4: Quá trình khai thác tổ yến phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình truy xuất nguồn gốc.
Tiêu chí 5: Thông tin hoạt động của nhà yến phải được kê khai rõ ràng và việc kê khai phải được tổ chức nghề yến xác nhận.
Tiêu chí 6: Quá trình hoạt động nhà yến phải được giám sát thường xuyên của cơ quan chức năng.
Tiêu chí 7: Nhà yến có diện tích tối thiểu 100m2
6 tiêu chi cấp phép nhà yến hoạt động
Đăng ký “Giấy đăng ký hoạt động nhà yến” không chỉ là việc nhà yến được cấp một tờ giấy chứng minh sự tồn tại hợp pháp của mình, mà nó còn giúp minh bạch nguồn gốc sản phẩm từ đó gia tăng giá trị cho chính sản phẩm tổ yến của chủ nhà yến, tạo ra một thị trường công bằng, không lo bị ép giá và là cánh cổng đưa sản phẩm tổ yến gần hơn với thị trường xuất khẩu.
Đến đây lại phát sinh một số vấn đề đặt ra:
1. Giấy phép này đơn vị nào cấp?
2. Cơ quan địa phương nào sẽ xác nhận nhà yến thỏa các điều kiện để cơ quan cấp phép căn cứ vào để cấp phép?
3. Có phát sinh vấn đề dịch vụ hay lợi ích nhóm gì cho vấn đề cấp phép này hay không?
4. Cơ quan nào giám sát quá trình cấp giấy phép hoạt động nhà yến?
5. Giấy phép này có trước hay sau khi nhà yến đã hoạt động?
6. Mỗi tỉnh cấp giấy phép nhà yến hay cơ quan/bộ nào cấp?
7. Phí cấp phép là bao nhiêu?
8. Sau khi cấp phép có phải đóng thuế quản lý gì hay không?
Bài viết này là góc nhìn cá nhân và đại diện nỗi trăn trở của người nuôi yến. Hi vọng trong một thời gian gần nhất người nuôi yến có được giấy chứng nhận nhà nuôi chim yến để nhà yến trở thành tài sản hợp pháp của người dân nuôi yến.
Bài viết liên quan:
LẠI THÊM THUYẾT ÂM MƯU VỀ HIỆN TƯỢNG NHIỄM CÚM H5N1 TỪ TỔ YẾN
DỰ ÁN ĐỀ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI YẾN Ở VIỆT NAM