[Phần 2] GIẢI PHÁP NGHỀ NUÔI YẾN TRONG NHÀ: Tập hợp kiến thức, khảo sát đánh giá vị trí nuôi yến

Với tôi, việc khảo sát đánh giá là quan trọng nhất, nó giống như công việc chọn giống của nhà nông. Nếu chọn nhằm giống không tốt thì năng suất không cao, đôi khi mất trắng. Việc khảo sát vị trí xây nhà Yến cũng như thế, nó giúp chúng ta biết được nên hay không nên đầu tư tại địa điểm này. Tôi xin phép được phân tích từng vấn đề một. Việc khảo sát hầu như dân kỹ thuật ai cũng biết, ai cũng tỏ tường nhưng lại không mấy ai thực hiện đúng quy trình và bản chất của việc khảo sát. Một phần vì lợi ích trước mắt, nhà kỹ thuật bỏ qua những yếu tố bất lợi, chính điều này tạo nên sự dễ dãi trong bước 1 dẫn đến thất bại.

Tập hợp kiến thức nuôi Yến: Phần khảo sát đánh giá vị trí

Đây là quan điểm cá nhân của Tôm Sú, nếu có nhận định chủ quan nào không phù hợp rất mong mọi người đóng góp.

Nghề nuôi Yến trong nhà phải trãi qua 6 bước

1- Khảo sát đánh giá vị trí nuôi yến

2- Xây dựng và bố trí hệ thống thiết bị nuôi yến

3-Tạo môi trường sống phù hợp cho chim yến

4-Quản lý, kiểm soát và khắc phục sự cố nhà Yến

5-Khai thác tổ Yến

6-Thương mại tổ Yến

Trong 6 yếu tố kể trên, yếu tố KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ VỊ TRÍ nuôi yến là quan trọng nhất . Tại sao ?

Tập hợp kiến thức nuôi yến khảo sát đánh giá vị trí nuôi yến

Với tôi, việc khảo sát đánh giá là quan trọng nhất, nó giống như công việc chọn giống của nhà nông. Nếu chọn nhằm giống không tốt thì năng suất không cao, đôi khi mất trắng. Việc khảo sát vị trí xây nhà Yến cũng như thế, nó giúp chúng ta biết được nên hay không nên đầu tư tại địa điểm này. Tôi xin phép được phân tích từng vấn đề một.

Việc khảo sát hầu như dân kỹ thuật ai cũng biết, ai cũng tỏ tường nhưng lại không mấy ai thực hiện đúng quy trình và bản chất của việc khảo sát. Một phần vì lợi ích trước mắt, nhà kỹ thuật bỏ qua những yếu tố bất lợi, chính điều này tạo nên sự dễ dãi trong bước 1 dẫn đến thất bại.

Trong quá trình khảo sát, các đối tượng được phân chia làm 3 loại

1- Cố định ( ao , hồ, cây cối , đồng lúa, dân cư....)

2- Thay đổi theo chu kì ( Khí hậu, thời tiết )

3-Thay đổi không mang tính tuần hoàn (số lượng chim khu vực khảo sát)

Trong 3 yếu trên thì 1 và 2 là nguyên nhân và yếu tố thứ 3 là hệ quả. Chúng ta luôn quan tâm đến hệ quả và thường xem nhẹ nguyên nhân. Nhưng hệ quả mà chúng ta quan tâm lại là hệ quả không nhất quán, đó là lý do vì sao cùng một cách khảo sát lại xuất hiện sự thành công đan xen thất bại mà chúng ta không hề biết tại sao .

Lấy ví dụ khi khảo sát một vị trí, kỹ thuật thường xem xét yếu tố 1 và 2, sau đó quay sang quan sát số lượng chim tại khu vực đó. Tiếp đến đặt máy phóng loa để thử chim. Nếu thấy chim bay về đông đúc (100-200 chim tùy kỹ thuật) thì kết luận chim có và quyết định xây nhà Yến. Đây là sai lầm cực kì lớn, bởi lẽ yếu tố thứ 3 là hệ quả nên nguyên nhân dẫn đến việc có chim nhiều hay ít ngay tại thời điểm thử chim là ngẫu nhiên và hầu như không nói lên điều gì cả bởi lẽ

-Chim có thể bất chợt bay ngang nghe âm thanh bầy đàn nên sà xuống, có thể chiều nay hay ngày mai không còn nữa.

- Có thể khu vực này có nhiều côn trùng nở ngày hôm nay nên chim tập trung săn mồi nhưng ngày mai lại không còn nữa

- Có thể mùa này chim di cư nên chúng tập hợp đông khu vực này vì thời tiết ấm áp, nhưng tháng sau chúng lại di cư về nơi chúng xuất phát...

Chúng ta luôn luôn bị đam mê che lấp phân tích, chỉ 1 dữ liệu do nhiều nguyên nhân mang đến thì chúng ta đã kết luận ngay theo chiều hướng mong ước. Có nhiều người hỏi tôi, đã thấy chim ăn thức ăn mà tôi cung cấp chưa? Có ảnh chứng minh không? Việc có được bức ảnh chim ăn thức ăn mà tôi cung cấp là không khó, nhưng cái khó là chúng có tăng đàn không mới là cái mọi người mong muốn.

Chúng ta không mong chim đông mà chúng không chịu làm tổ và sinh sản. Vì mục tiêu xây nhà chim là lấy tổ chứ không phải nuôi chim lấy thịt, chúng có đông đúc cũng vô nghĩa. Việc có chim tại khu vực khảo sát chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ, phải khảo sát liên tục trong nhiều khung thời gian trong ngày và nhiều lần trong năm. Khi dữ liệu đủ lớn để loại bỏ những sự ngẫu nhiên thì mới xác định nên không nên xây nhà chim.

Tập hợp kiến thức nuôi yến khảo sát đánh giá khí hậu vị trí nuôi yến

Nói đến đây chắc ai cũng nói tôi nhảm nhí, bởi lẻ ai đủ kiên nhẫn để lấy đủ dữ liệu kiểu ấy .Nhưng đó là sự thật của việc lấy dữ liệu, nếu muốn dữ liệu ấy chính xác. Nếu không đủ kiên nhẫn hay tiền bạc để lấy dữ liệu kiểu ấy, buộc chúng ta phải xét lại nguyên nhân dẫn đến chim có mặt và sinh sản. Đây là điều kiện cần và đủ.

Để chim di chuyển đến một nơi nào đó thì nơi đó phải có thức ăn, điều đó được chứng minh rất rõ trong các tài liệu nói về chim di cư theo côn trùng của các trường đại học danh tiếng.Vậy thì yếu tố 1 và 2 trở nên cực kì quan trọng, bởi lẻ chim về đông hay ít, sinh sản hay không đều là hệ quả của 2 điều kiện, môi trường xung quanh và thời tiết tại khu vực xây nhà Yến.

Trong thực tế, các kỹ thuật gọi chim về đông đúc, nhưng sự thất bại vẫn hiện hữu chứng minh cho quan điểm tôi vừa nêu là có cơ sở. Để chứng minh cho điều này tôi phải nhờ đến Databird và 360 ngày x 2 để cung cấp số liệu mình vừa nêu.

Còn hiện tại, tôi chỉ khuyên các bạn khi khảo sát nhà chim cần quan tâm thật kỉ yếu tố 1 và 2 để có cái đánh giá yếu tố 3 cho hợp lý .

Tôi chia sẽ bảng đánh giá khảo sát ( xem hình đính kèm bên dưới )

Giải pháp nghề nuôi yến trong nhà tập hợp kiến thức nuôi yến khảo sát đánh giá vị trí nuôi yến

(Phần tt - Xây dựng và bố trí thiết bị nuôi yến)

Nguồn: Tôm Sú

[Phần 1] GIẢI PHÁP NGHỀ NUÔI YẾN TRONG NHÀ: Quản lý nhà nuôi yến thông minh

[Phần 2] GIẢI PHÁP NGHỀ NUÔI YẾN TRONG NHÀ: Tập hợp kiến thức, khảo sát đánh giá vị trí nuôi yến
[Phần 3] GIẢI PHÁP NGHỀ NUÔI YẾN TRONG NHÀ: Xây dựng và lắp đặt hệ thống thiết bị nuôi yến
[Phần 4] GIẢI PHÁP NGHỀ NUÔI YẾN TRONG NHÀ: công nghệ phụ trợ và giải pháp đồng bộ hóa dữ liệu nhà yến, giải pháp chưng cất tổ yến