Xây dựng và bố trí hệ thống thiết bị nuôi yến
Nghành nuôi Yến tại Việt Nam còn mới, mọi thứ chỉ mới bắt đầu, chưa có sự nghiên cứu một cách chinh thức. Các dữ liệu bị bỏ sót rất nhiều và đó cũng là nguyên nhân của sự thất bại.
Tại sao lại không có một quy chuẩn cho nghề nuôi Yến?
Sự hỗn độn của ngày hôm nay nó là hệ quả của một quá trình phát triển, con người, văn hóa.... Đôi khi nó còn là bản chất khó thay đổi.
Tôi có một đề án về công nghệ thông tin, nó là lợi thế của Việt Nam, sau những năm 2010 thì lơi thế này bộc lộ rõ ở thành quả mà Việt Nam đạt được. Nhưng khi trình bày đề án này với người Nhật, họ từ chối triển khai ở Việt Nam. Bởi đơn giản vấn đề bản quyền ở VN còn rất kém, người VN còn cầm nhầm rất nhiều thứ mà theo luật chơi quốc tế họ phải trả tiền. Đó là rào cản lớn nhất khiến chúng ta không thể phát triển. Đó là nguyên nhân lớn nhất trong việc tạo nên sự trì trệ của nền kinh tế, những thuật ngữ phân tích về nguyên nhân tại sao dẫn đến sự trị trệ này chỉ là thuật ngữ đánh tráo khái niệm, nhằm che đậy 1 sự thật hiển nhiên.
Mới đây có một công ty Yến Sào tại Đồng Nai (xin phép được giấu tên) đề nghị hợp tác triển khai cung cấp côn trùng cho hệ thống nhà Yến của anh ta. Tôi đã gặp và chia sẽ những nội dung liên quan đến việc cung cấp côn trùng này, kể cả những kinh nghiệm mà tôi đã trải qua. Sau đó anh ta đề nghị được xem tận mắt mô hình mà tôi đang triển khai tại Cần Giờ. Tôi chấp nhận và đề nghị kí 1 MOU về bảo mật thông tin. Bản thảo MOU được gửi đi nhưng mọi thứ đều không có phản hồi.
Một tuần sau, trong hệ thống nuôi côn trùng của tôi tại Bình Dương thông báo cho biết anh ta đã liên hệ để mua 5kg .... với giá chỉ bằng 1/3 giá tôi đưa ra. Thật ra anh ta đang mua loại thức ăn dành cho gà chứ không phải cho chim yến. Còn rất nhiều người giống như anh ta, luôn nghĩ rằng những gì được chia sẽ là tất cả, và sẳn sàng bỏ qua những rủi ro không thể lường trước bởi những gì anh ta biết còn thiếu những trang cực kì quan trọng . Đó mới là chìa khóa và mãi mãi anh ta không thể có được nó lần thứ 2.
Trở lại kỹ thuật xây dựng nhà Yến, có rất nhiều yếu tố để thành công, nhưng mỗi công ty làm về kỹ thuật Yến sẽ có cách ứng dụng khác nhau và ai cũng cho rằng chỉ có mình là duy nhất. Chính điều này tạo nên bức tranh huyền bí cho nghề nuôi Yến.
Một số kỹ thuật chân chính rất muốn chia sẽ những kinh nghiệm có được nhưng lại thiếu cơ sở biện chứng, nêu ra sẽ dễ bị chê bai thậm chí bị đánh gục uy tín trong ngành, thôi thì im lặng là vàng. Một số khác đánh cắp những ý tưởng của đồng môn sau đó xào nặn làm của mình và dùng nó để kiếm tiền. Khi mà nghề yến đang phát triển như một nghề thần bí thì những thầy bói hoàn toàn có đất dụng võ.
Xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà Yến chỉ có các Yếu tố cần quan tâm.
Đó là những yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công của ngôi nhà Yến, trong thực tế triển khai, sẽ phát sinh những yếu tố khác quan trọng hơn tùy thuộc vào điều kiện môi trường bên ngoài.
Hiện tại, ai cũng biết 6 yếu tố cơ bản đó, nhưng để áp dụng vào từng ngôi nhà thì cần phải có dữ liệu và thời gian để phân tích một cách khoa học.
Với hạ tầng hiện tại, 1 cá nhân không thể giải quyết nổi những vấn đề nêu trên 1 cách bài bản, cần phải có hội đoàn để tập hợp những kinh nghiệm quý báu trong dân gian thành những quy chuẩn cụ thể trong việc xây dựng nhà Yến. Những kinh nghiệm đột phá sẽ được HHYS mua lại sau đó phổ biến rộng rãi cho các thành viên. Nếu làm được như vậy, những hội viên sẽ sẳn sàng chia sẽ những kinh nghiệm quý báu mà họ nghiên cứu được, thay vì khư khư giữ lại cho bản thân, nguồn lực xã hội bị phân tán thành những mãnh rời rạc. Đó là nhược điểm lớn nhất của chúng ta mà khi hội nhâp, các đối thủ bên ngoài luôn luôn xem đó là tử huyệt và họ luôn tấn công vào điểm này.
Nhớ lại vào thập niên 90, nền kinh tế mở cửa và bắt đầu hội nhập, nền nông nghiệp lúa nước bắt đầu phát triển rầm rộ , Các công ty cơ khí nông nghiệp phát triển đều khắp các vùng, nổi bật nhất là máy gặt đập liên hợp. Những cái tên nổi bật thời điểm đó bao gồm: Công ty cơ khí An Giang, Cơ khí Long An.... nổi lên chiếm lĩnh thị trường bắt đầu bằng máy gặt xếp dãy. Rồi mạnh ai nấy đi, phát triển manh mún, vụn vặt, mỗi người mỗi hướng. Sau 30 năm tồn tại và phát triển, những cái tên vang bóng một thời đã thay vào đó là Janmar, Kubota....
Nếu ngành Yến không thoát khỏi tử huyệt này, viễn cảnh đó sẽ được tái lập như một điệp khúc.
(Phần tt- 3.2 Tập hợp kiến thức nghề Yến)
Nguồn: Tôm Sú
[Phần 1] GIẢI PHÁP NGHỀ NUÔI YẾN TRONG NHÀ: Quản lý nhà nuôi yến thông minh
[Phần 2] GIẢI PHÁP NGHỀ NUÔI YẾN TRONG NHÀ: Tập hợp kiến thức, khảo sát đánh giá vị trí nuôi yến
[Phần 3] GIẢI PHÁP NGHỀ NUÔI YẾN TRONG NHÀ: Xây dựng và lắp đặt hệ thống thiết bị nuôi yến