Tất tần tật về chi phí xây nhà nuôi yến năm 2024

Yến Sào Thuần Việt xin chia sẻ về: Tất tần tật về chi phí xây nhà nuôi yến năm 2024, qua đó giúp những ai muốn xây nhà nuôi yến biết được mình nên bắt đầu từ đâu, nên đầu tư nuôi yến ở thời điểm hiện tại không

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, thị trường kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn hơn kể từ sau đại dịch Covid-19, không chỉ đối với nghề nuôi yến mà hầu hết các nhà đầu tư ở mọi lĩnh vực đều phải cân đo đong đếm kỹ càng hơn các phương án đầu tư cũng như khả năng sinh lời của dự án mà mình đổ vốn vào. Để giúp những nhà đầu tư nuôi yến có cái nhìn bao quát hơn đối với việc xây dựng nhà yến trong thời điểm hiện tại, Yến Sào Thuần Việt xin chia sẻ chi tiết "Tất tần tật về chi phí xây nhà nuôi yến năm 2024", qua đó giúp những ai có dự định xây nhà nuôi yến có thể biết được mình nên bắt đầu từ đâu, cần số tiền bao nhiêu và có nên đầu tư nuôi yến ở thời điểm hiện tại hay không.  

Lễ công bố xuất khẩu lô sản phẩm tổ yến đầu tiên sang Trung Quốc

1. ĐẦU TƯ XÂY NHÀ NUÔI YẾN NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU

Nếu như trước đây, tìm hiểu thông tin về nuôi yến chủ yếu qua các kênh trực tiếp như: trao đổi giữa các đơn vị kỹ thuật, hỏi ý kiến chuyên gia,… thì hiện nay có thêm rất nhiều kênh để những người muốn tham gia vào ngành đầu tư nuôi yến có thể tìm hiểu thông tin, học hỏi kiến thức, tham khảo các phương thức chăm sóc nhà yến, tiêu biểu phải kể đến như:

+ Sách nuôi chim yến 

+ Các website chia sẻ chuyên sâu về kỹ thuật nuôi yến;

+ Các hội nhóm facebook, zalo của những đơn vị, tổ chức uy tín trong nghề yến như: Hiệp hội yến sào Việt Nam, Chi hội yến sào các tỉnh/ thành phố tại địa phương;

+ Tham gia các hội thảo kỹ thuật nuôi chim yến;

+ Các buổi talk show của những chuyên gia hàng đầu nghề yến;

Tuy nhiên dù bắt đầu với phương thức nào thì trước khi đầu tư vào mô hình nuôi chim yến, nhà đầu tư cũng phải tìm hiểu và nắm được những thông tin cơ bản sau: 

1.1. Đặc tính của chim yến: 

+ Hình dạng của chim yến, cách phân biệt chim yến với những loài cùng họ;

+ Nơi ở của chim yến: các yếu tố môi trường, khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, …v.v 

+ Thức ăn của chim yến: các loại côn trùng mà chim yến yêu thích, điều kiện sinh trưởng và phát triển của những loại này;

+ Sinh trưởng/ sinh sản của chim yến: thời gian sinh sản, sinh trưởng của chim yến trong một năm,

+ Kẻ thù của chim yến: nắm được những loài địch hại đối với chim yến để biết cách phòng tránh. 

1.2. Vùng nuôi chim yến (hay còn gọi tắt là Vùng chim):

“Vùng chim” là khái niệm bao quát để chỉ một khu vực có chung điều kiện khí hậu, địa lý phù hợp trong việc dẫn dụ và phát triển việc nuôi chim yến. Có nhiều cách để chia nhóm vùng chim và mỗi một đơn vị kỹ thuật, mỗi chuyên gia cũng sẽ có những nhận định, đánh giá riêng cho từng khu vực. Theo Yến Sào Thuần Việt, vùng chim được chia như sau:

- Chia theo địa lý: Vùng nuôi chim yến Miền Tây, vùng nuôi chim yến Đông Nam Bộ; Vùng nuôi chim yến Tây Nguyên, vùng nuôi chim yến Miền Trung, vùng nuôi chim yến Miền Bắc.

- Chia theo tiềm năng: vùng nuôi chim yến tiềm năng, vùng nuôi chim yến bão hòa

- Chia theo quản lý: vùng được phép nuôi yến, vùng cấm nuôi yến

1.3. Quy định pháp luật về nuôi chim yến: 

Hiện nay việc quản lý về dẫn dụ và nuôi chim yến đã được quy định trong Luật chăn nuôi 2018, có hiệu lực từ 01/01/2020; sau đó là đến các Nghị Định, Thông tư hướng dẫn chi tiết về quản lý nuôi yến tại các địa phương, chính vì thế, để đảm bảo việc đầu tư nuôi yến thực hiện đúng theo quy định của Pháp luật, chủ đầu tư cũng như các đơn vị tư vấn thi công xây nhà nuôi yến cũng phải tìm hiểu những văn bản pháp luật liên quan được áp dụng tại địa phương mình để tránh những vi phạm, các văn bản phải kể đến như:

+ Luật chăn nuôi 2018 (Điều 64: Quản lý nuôi chim yến);

+ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi;

+ Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/7/2022 sửa đổi Nghị Định số 13/2020/NĐ-CP;

+ Những công văn, văn bản pháp lý quy định gần nhất về quản lý việc nuôi chim yến tại địa phương nơi mình muốn xây dựng nhà nuôi chim yến;

1.4. Đơn vị kỹ thuật thi công: Lựa chọn đơn vị thi công cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Để lựa chọn đơn vị kỹ thuật nuôi yến uy tín cần chú ý các yếu tố như:

  • Là doanh nghiệp có đăng ký pháp nhân đầy đủ, thông tin địa chỉ rõ ràng;
  • Có thâm niên hoạt động trong nghề yến lâu năm. Nên cân nhắc kỹ với những đơn vị mới hoặc cá nhân hoạt động riêng lẻ không có hợp đồng rõ ràng minh bạch.
  • Có bề dày hoạt động và đã thi công thành công ở nhiều khu vực;
  • Chú trọng vào chất lượng, cam kết mà doanh nghiệp mang lại cho chủ đầu tư hơn là giá cả;

2. CHI PHÍ XÂY NHÀ NUÔI YẾN NĂM 2024 LÀ BAO NHIÊU

2.1. Chi phí xây nhà nuôi yến cấp 4. 

+ Chi phí khảo sát: Trung bình khoảng từ 3-5 triệu/ lần/ địa điểm khảo sát nhằm đánh giá tiềm năng vùng nuôi. Thậm chí có những đơn vị thu giá lên đến vài chục triệu đồng/ lần khảo sát, tuy nhiên chủ đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng các điều khoản, điều kiện trước khi xuống tiền. 

+ Chi phí xây dựng phần thô: Chi phí xây dựng phần thô sẽ chênh lệch ít nhiều tùy mỗi khu vực, địa phương và tùy vào chất lượng chủ đầu tư mong muốn. Chi phí trung bình khoảng 3-4 triệu đồng/ m2.

+ Chi phí xin cấp phép nhà nuôi yến: Tùy thuộc vào mỗi khu vực và do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đơn vị được cấp phép nuôi yến là UBND huyện, tỉnh/ thành phố;

+ Chi phí lắp đặt thiết bị máy móc, vận hành: Chi phí này dao động trung bình từ 1 triệu đến 2 triệu đồng/m2 tùy vào yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình và cam kết hiệu quả giữa đơn vị thi công và chủ nhà đầu tư nuôi yến. Một số công trình có yêu cầu thiết kế và chăm sóc đặc biệt thì giá cũng sẽ tăng cao tương ứng.

+ Các chi phí khác: Phát sinh trong quá trình xây dựng. Nếu chủ đầu tư thuê đơn vị thi công trọn gói thì sẽ giảm thiểu những chi phí phát sinh đáng kể.

Tổng chi phí xây nhà nuôi yến cấp 4 trung bình khoảng từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng tùy vào diện tích, yêu cầu thiết kế và máy móc lắp đặt.

2.2. Chi phí xây nhà nuôi yến 1 trệt 1 lầu, 1 trệt 2 lầu:

Đối với nhà nuôi yến 1 trệt 1 lầu, nhà nuôi yến 1 trệt 2 lầu, nhà nuôi yến 1 trệt 3 lầu, …v.v các danh mục chi phí cũng tương tự như chi phí xây dựng nhà nuôi chim yến cấp 4, bao gồm: Chi phí khảo sát vùng nuôi yến, chi phí xây dựng phần thô nhà yến; chi phí xin cấp phép nhà nuôi yến; Chi phí lắp đặt thiết bị máy móc, vận hành và bảo trì, …v.v.

Tuy nhiên tổng chi phí sẽ cao hơn so với chi phí xây dựng nhà nuôi chim yến cấp 4 do phát sinh về diện tích và thiết kế.

Chi phí dao động trung bình khoảng: 900 triệu đồng đến 2 tỷ đồng tùy vào diện tích và số tầng của nhà yến.  

2.3. Chi phí xây nhà nuôi yến tiền chế:

Đối với nhà nuôi yến tiền chế, mức chi phí xây dựng sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với các mô hình xây nhà nuôi yến kiên cố. Tuy nhiên tuổi thọ của những nhà tiền chế lại không được lâu dài và cũng không phải vùng chim nào cũng có thể làm nhà tiền chế mang lại hiệu quả như mong đợi. Chủ đầu tư nên tham khảo ý kiến tư vấn của đơn vị kỹ thuật nuôi yến để quyết định mô hình nuôi yến phù hợp nhất.  

2.4. Chi phí xây nhà nuôi yến theo mô hình trang trại/ dự án

Đối với mô hình nuôi yến trang trại là mô hình xây nhà nuôi yến quy mô lớn, ngoài những mục như: chi phí khảo sát, chi phí xây dựng phần thô, chi phí lắp đặt thiết bị máy móc, vận hành và bảo trì,…v.v. thì chủ đầu tư cần phải lưu ý đến chi phí xin cấp phép cho dự án.

Đối với mô hình này, chi phí được tính trên đơn vị tỷ đồng và nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào diện tích và thiết kế trang trại mà chủ đầu tư muốn xây dựng.

Để được tư vấn về xây nhà nuôi yến theo quy mô trang trại/ dự án lớn, chủ đầu tư có thể liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 0916 146 805 (Mr. Cường).

 

3. CÓ NÊN ĐẦU TƯ NUÔI YẾN Ở THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI KHÔNG?

Rất nhiều khách hàng đã liên hệ tới Yến Sào Thuần Việt để đặt câu hỏi tư vấn về vấn đề này.

Như chúng ta đã biết, kể từ sau dịch Covid_19, thị trường tiêu thụ tổ yến khá chậm, giá cả vì thế cũng bị ảnh hưởng theo, xuất khẩu chủ yếu theo đường tiểu ngạch khiến nhiều chủ đầu tư muốn tham gia vào ngành yến lo lắng về khả năng sinh lời của mô hình kinh doanh này. Vậy cụ thể là như thế nào, cùng Yến Sào Thuần Việt tìm hiểu nhé.

Theo Yến Sào Thuần Việt thì chủ đầu tư Không nên đầu tư nuôi yến nếu chưa xác định rõ được các yếu tố sau:

  • Thứ nhất: Tài chính. Để tham gia vào đầu tư xây dựng nhà yến, chủ đầu tư cần xác định nguồn tài chính mình cần là bao nhiêu theo mô hình mà mình đang muốn đầu tư. Tuyệt đối không nên đi vay lãi ngân hàng, các tổ chức tín dụng để đầu tư như nhiều mô hình kinh doanh khác, bởi nuôi yến là hoạt động đầu tư lâu dài, khả năng hoàn vốn trung bình khoảng 3-5 năm nên khi đầu tư phải hiểu rõ vấn đề này để tránh tâm lý nôn nóng, hoang mang trong những năm đầu.

 

  • Thứ hai: Vùng chim. Lựa chọn vùng chim là cực kỳ quan trọng, hay còn gọi là đầu tư vào những vùng chim tiềm năng. Có thể nói đây là một trong những yếu tố tiên quyết để có một nhà yến thành công. Nếu như trở lại 5-7 năm trước, khi mô hình nuôi yến còn nhỏ lẻ, chưa có quá nhiều người đầu tư thì vùng chim tiềm năng còn rất rộng. Tuy nhiên hiện nay mô hình nuôi yến đã có mặt ở khoảng 42/63 tỉnh thành trải dài từ Bắc vào Nam, nhiều tỉnh thành trước đây là vùng chim lý tưởng, là cái nôi phát triển cho ngành yến sau một quá trình đầu tư ồ ạt, đến nay đã trở thành vùng chim bão hòa, không nên đầu tư nữa. Một nhà nuôi chim yến đầu tư kỹ thuật có tốt đến đâu nhưng nằm giữa khu vực vắng chim thì khả năng thất bại là rất cao.  Vậy lựa chọn vùng chim tốt, nhiều tiềm năng chính là bước đầu và cực kỳ quan trọng để có một nhà yến thành công trong tương lai. Vùng nuôi chim yến tiềm năng năm 2024 phải kể đến một số khu vực như: An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tây Ninh, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, …vv. Tuy nhiên không phải bất cứ khu vực nào trong các tỉnh nêu trên cũng đều tiềm năng phát triển nuôi yến tốt như nhau. Để đánh giá được chính xác cần khảo sát và lấy ý kiến từ những đơn vị kỹ thuật uy tín.

 

  • Thứ ba: nguồn tiêu thụ. Đầu ra của sản phẩm tổ yến cũng là yếu tố mà chủ đầu tư phải tính toán đến. Nuôi chim yến lấy tổ để sử dụng gia đình, để thương mại trong nước hay để làm nguồn hàng xuất khẩu cũng cần được xem xét và xác định ngay từ đầu để thực hiện quy trình xây dựng một cách phù hợp nhất và đạt các tiêu chuẩn cho mỗi một nguồn đầu ra.

 

Như vậy, ở giai đoạn 2024, chủ đầu tư vẫn hoàn toàn có thể cân nhắc tới việc tham gia đầu tư xây dựng nhà nuôi yến với một kế hoạch kinh doanh cụ thể, rõ ràng, không nôn nóng và lựa chọn vùng chim tốt để tham gia vào.

Thêm một tín hiệu đáng mừng nữa cho ngành yến Việt là ngày 16/11/2023 vừa qua, Việt Nam đã xuất khẩu lô sản phẩm tổ yến đầu tiên theo con đường chính ngạch sang thị trường tỷ dân Trung Quốc, đây chính là một tín hiệu đáng mừng cho ngành yến Việt. Dù vậy, còn rất nhiều vấn đề cần xử lý và phải được nhân rộng đến các nhà nuôi yến Việt Nam, đặc biệt trong khâu định danh và kiểm soát chất lượng tổ yến không chỉ đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu mà còn nâng cao chất lượng hàng tiêu thụ nội địa nhằm tạo nên một thị trường yến Việt với nguồn cung dồi dào và đạt chất lượng cao nhất.

 Tất tần tật về chi phí xây nhà nuôi yến năm 2024

Lễ công bố xuất khẩu lô sản phẩm tổ yến đầu tiên sang thị trường Trung Quốc

(Ảnh: baochinhphu.vn)

( >>> XEM THÊM: Từng nhà yến sẽ được cấp mã định danh
                               Hướng dẫn đăng ký mã định danh nhà yến

Để tìm hiểu kỹ hơn về chi phí xây dựng nhà nuôi chim yến giai đoạn 2023- 2024 cũng như tư vấn các vấn đề liên quan, hãy liên hệ ngay Yến Sào Thuần Việt qua Hotline:

0916 146 805 (Mr. Cường_ Tư vấn kỹ thuật và vùng nuôi)
0915 267 267 (Ms. Như_ Tư vấn thiết bị vật tư ngành yến) 

Chúc bạn nuôi yến thành công. 

- NHT -