Câu hỏi 1: Hiện nay, hoạt động nuôi yến lấy tổ được quản lý dựa theo những Văn bản pháp luật nào ?
Trả lời: Hiện nay, việc quản lý hoạt động nuôi yến lấy tổ được quy định tại :
Trong đó, Điều 25 Nghị định 13/2020/NĐ-CP đã quy định rất chi tiết về Quản lý nuôi yến.
Điều 27 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính, mức xử phạt về các hoạt động vi phạm trong hoạt động nuôi yến.
Câu hỏi 2: Nuôi chim yến thuộc quy mô chăn nuôi nông hộ hay quy mô chăn nuôi trang trại?
Trả lời: - Căn cứ Điều 52 Luật Chăn nuôi 2018 về quy mô chăn nuôi:
1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:
a) Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
b) Chăn nuôi nông hộ.
- Căn cứ khoản 1,2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi về quy mô chăn nuôi:
1. Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
a) Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
b) Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
c) Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.
2. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:
a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.
Theo đó, hoạt động nuôi chim yến thuộc quy mô chăn nuôi nào phụ thuộc vào đơn vị vật nuôi, cụ thể là số lượng chim yến mà bạn đang nuôi. Trong trường hợp này nếu chiếu theo số lượng thì ban đầu trong bản xin cấp phép chăn nuôi chủ nhà yến hoàn toàn có thể để quy mô chăn nuôi nông hộ. Sau 1 vài năm khi nhà yến đã đi vào hoạt động ổn định, cho thu hoạch tổ đều thì xin đổi sang giấy phép Mô hình chăn nuôi Trang trại.
Câu hỏi 3: Vi phạm những điều kiện về hoạt động nuôi chim yến bị xử phạt ra sao?
Trả lời: Căn cứ Điều 27 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng loa phóng phát âm thanh để dẫn dụ chim yến trong trường hợp nhà yến nằm trong khu dân cư, nhà yến cách khu dân cư dưới 300 m hoạt động trước ngày Nghị định số 13/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thiết bị phát âm thanh để dẫn dụ chim yến vượt mức tiếng ồn tối đa cho phép theo quy định;
b) Phát âm thanh để dẫn dụ chim yến ngoài khoảng thời gian theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi săn bắt, dẫn dụ chim yến để sử dụng vào mục đích khác ngoài mục đích nuôi chim yến để khai thác tổ yến hoặc nghiên cứu khoa học.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm tiếng ồn theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc thả chim yến về môi trường tự nhiên đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”
Theo đó, hành vi vi phạm về hoạt động nuôi chim yến hoàn toàn có thể bị xử phạt với mức tiền lên đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể bị xử phạt bổ sung tịch thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm. Và bị buộc thực hiện biện pháp giảm tiếng ồn, buộc thả chim yến về môi trường tự nhiên như một biện pháp khắc phục hậu quả.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP mức phạt trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Câu hỏi 4: Sử dụng loa phóng để dẫn dụ chim yến vượt mức tiếng ồn tối đa cho phép và phát ngoài giờ quy định có bị xử lý không?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, Cơ sở nuôi chim yến có hành vi vi phạm quy định trong hoạt động nuôi chim yến cụ thể là sử dụng loa phát vượt mức tiếng ồn cho phép và phát loa ngoài thời gian quy định bị xử lý như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Sử dụng thiết bị phát âm thanh để dẫn dụ chim yến vượt mức tiếng ồn tối đa cho phép theo quy định;
+ Phát âm thanh để dẫn dụ chim yến ngoài khoảng thời gian theo quy định.
Theo đó, mức phạt tiền này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Câu hỏi 5: Có được xây dựng nhà nuôi chim yến ở khu dân cư hay không? Làm sao để biết vùng được phép nuôi yến tại địa phương?
Trả lời: Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về quản lý nuôi chim yến như sau:
1. Quy định về vùng nuôi chim yến:
a) Vùng nuôi chim yến do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Vùng nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và không gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại khu vực nuôi chim yến.
…
Như vậy, vùng nuôi chim yến do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng phải phù hợp tập tính hoạt động của chim yến, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và không gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại khu vực nuôi chim yến.
Để nắm được thông tin về vùng được phép nuôi yến/ cấm nuôi yến trên địa bàn tỉnh bạn muốn xây dựng nhà yến. Bạn có thể liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyển tại phương muốn xây dựng nhà nuôi chim yến để được giải thích cụ thể hơn về vấn đề này. Hoặc lên mạng tìm kiếm nghị định về quy định vùng nuôi yến tại địa phương bạn muốn xây dựng nhà yến.
Hiện tại Tầm Cao Việt đã tập hợp các văn bản Nghị định liên quan đến nuôi yến của hơn 30 tỉnh thành khu vực Miền Nam, Miền Trung và Tây nguyên tại mục Văn bản pháp luật nghề yến, bạn có thể tìm kiếm và xem chi tiết nội dung các văn bản trên tại các website của công ty Tầm Cao Việt.
Ngoài ra còn những câu hỏi khác cũng được rất nhiều chủ nhà yến quan tâm như:
- Câu hỏi 6: Hồ sơ, thủ tục xin cấp phép nuôi yến như thế nào?
- Câu hỏi 7: Cách đăng ký mã định danh nhà yến online?
- Câu hỏi 8: Nội dung nghị định thư về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc gồm những yêu cầu nào?
- Câu hỏi 9: Có nên xây nhà nuôi yến mới trong khi xuất hiện nhiều nhà yến chậm chim?
Với những câu hỏi này Tầm Cao Việt đã có bài viết chi tiết cho từng câu hỏi, bạn có thể kích vào link trên câu hỏi để xem nội dung bài viết.
Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến kỹ thuật nuôi yến, kỹ thuật chăm sóc nhà yến, thiết bị trong nhà yến hay các quy định về nuôi yến hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
BẠN CẦN TƯ VẤN VỀ NUÔI YẾN VÀ KỸ THUẬT CHĂM SÓC NHÀ YẾN?